Cách Cho Bé Bú Sữa Mẹ Bằng Bình: Mẹ Đã Hiểu Con? - Milena.vn

Cách Cho Bé Bú Sữa Mẹ Bằng Bình: Mẹ Đã Hiểu Con?

Khi sắp đi làm trở lại, mẹ thường bắt đầu hút sữa và tập con bú bình. Tuy nhiên việc tập này không hề đơn giản với một số bé. Hãy cùng tìm hiểu một số cách cho bé bú sữa mẹ bằng bình. Bài viết sẽ đi từ việc tập đơn giản đến những “ca” khó dần. Nếu mẹ thành công ở những bước đầu tiên thì không cần phải đọc hết.

Khi nào mẹ bắt đầu cần hút sữa để tập cho bé bú bình?

cach-cho-be-bu-sua-me-bang-binh-6
Cách cho bé bú sữa mẹ bằng bình

Trừ những trường hợp đặc biệt, mẹ có thể tập cho con bú bình khi con tầm 4 tuần tuổi. Khi đó thường việc cho con bú mẹ đã được thiết lập tốt. Mẹ có thể bắt đầu hút sữa sau cữ bú của con mỗi ngày. Hãy nhớ rằng mẹ đang hút sau khi con bú nên như kiểu bạn hút ra ít thức ăn thừa và thường rất ít. Nếu mẹ hút không ra gì những ngày hút đầu tiên cũng đừng vội lo lắng. Vì việc “hút da” cũng có tác động lên núm vú. Nó giúp cơ thể hiểu mẹ cần thêm sữa. Và từ đó nhà máy sữa mẹ sẽ bắt đầu tăng cung sản xuất.

Có nhiều mẹ nghĩ rằng nếu không tập cho con bú bình sớm thì sẽ rất khó sau này. Đúng là bé càng nhỏ có xu hướng chịu bú bình hơn những bé lớn hơn. Nhưng thực sự tất cả các bé ở từng độ tuổi đều có thể chịu bú bình. Tất nhiên độ khó dễ khác nhau. Có bé phải dỗ dành nhiều hơn, và cũng có bé bú ít hơn lượng sữa bé bú thường ngày.

Bắt đầu trữ sữa để tập cho bé bú sữa mẹ bằng bình

– Mẹ có thể giữ đông lạnh các lần sữa hút được trong ngăn mát tủ lạnh. Khi sữa hút được từ các lần hút sữa đạt nhiệt độ bằng nhau thì mẹ có thể đổ chung với nhau.

– Mẹ có thể tham khảo tổng số lượng sữa mà con có thể bú trong ngày theo độ tuổi và cân nặng của con (nằm trong phạm vi min-max). Nó giúp me có thể chia ra với số lần bé bú để có được lượng sữa trung bình bé bú 1 lần. Như vậy mẹ có thể trữ lượng sữa thấp hơn mức trung bình.

– Mẹ có thể trữ thêm một lượng nhỏ để phòng trường hợp bé đói hơn dự kiến.

Ví dụ: Chẳng hạn bé từ 1-6 tháng sẽ cần tầm 60-120ml mỗi cữ bú. Lưu ý: thành phần sữa sẽ thay đổi đáp ứng nhu cầu của bé khi bé lớn chứ không phải lượng sữa bé uống phải tăng. Mẹ có thể trữ đông 1 vài bịch sữa tầm 60ml hoặc 90ml và một vài bao sữa nhỏ hơn 30ml để dự phòng bé uống thêm. Tùy vào lượng sữa uống của từng bé mà mẹ sẽ điều chỉnh để không lãng phí sữa.

Bắt đầu cách cho bé bú sữa mẹ bằng bình

Chuẩn bị

cach-cho-be-bu-sua-me-bang-binh-5
Chọn thời điểm bé dễ ăn, vui vẻ để tập cho trẻ bú bình

– Chọn ngày có người sẽ giúp mẹ chăm bé khi mẹ đi làm. Và chọn thời điểm bé thường dễ ăn, vui vẻ để tập bú bình. Hãy xem đây là một kỹ năng mới, một kiểu hoạt động chơi mới bé cần làm quen chứ không phải là một cữ bú. Hãy để thời gian để người cho bú và bé chơi với nhau để bé thư giãn dễ chịu trước khi thử cho bé bú.

– Mẹ nên nhờ người sẽ chăm bé cho bé bú bình thay vì mẹ cho trẻ bú bình. Vì việc mẹ cho bé bình trực tiếp sẽ có thể làm bé không hiểu vì sao mình lại phải lấy sữa từ bình trong khi nguồn sữa hấp dẫn ngay ở cạnh. Người thay mẹ cần là người đã có kinh nghiệm với trẻ em. Và không nên thay đổi người cho bé bú quá 2-3 người. Vì tập cho bé bú bình cũng là quá trình làm quen. Con cần cảm thấy thoải mái an toàn và người cho bé bú biết được tính của bé. 

– Mẹ thử rã đông 1 túi sữa tương đương thường là thấp hơn với lượng sữa 1 cữ bú mà mẹ đã trữ bằng cách để vào ngăn mát tủ lạnh qua đêm.

Bắt đầu thực hiện

– Khi bé có bắt đầu có dấu hiệu đói, mẹ hâm bình sữa. Mẹ hâm bằng cách bỏ bình vào bình nước ấm hay để dưới vòi nước ấm hoặc máy hâm sữa.

– Thử tư thế đầu tiên tập bú bình là kiểu bế ở tư thế thẳng. Áp dụng bằng cách đỡ cổ bé bằng cánh tay hoặc bàn tay. Tư thế này áp dụng cho bé hơn 6 tuần tuổi. Việc bé nằm sẽ làm bé uống sữa có thể nhiều hơn nhu cầu thật và uống rất nhanh bé khó xử lý kịp.

– Có thể đặt núm bình lên môi, kích thích vào miệng bé làm nhột để bé mở miệng ra. Khuyến khích đưa bé đến núm vú bình sữa. Hướng núm vú về phía vòm miệng để bé được ngậm hết núm vú bình sữa.

– Bình sữa đã hâm được giữ ở một góc nghiêng vừa đủ để bé kiểm soát thời gian và tốc độ sữa. Và nó cũng để bé phải chụt để sữa chảy nhiều theo ý muốn. Không nên để sữa chảy đầy vào núm bình. Không nên vội, bé bú bình có thể cần 15-20’ để bú hết bình.

– Tránh việc dốc bình thẳng vào miệng bé. Nó làm bé có thể uống lượng sữa nhiều hơn bé cần và sữa chảy nhanh làm bé khó điều khiển. Việc này có thể làm nhiều bé khó chịu khi bé quay lại bú mẹ vì sữa chảy chậm không đúng như bé bú bình.

Theo dõi khi bé bú bình có mệt không

cach-cho-be-bu-sua-me-bang-binh-4
Tập cho trẻ bú bình

Khi bé bú mẹ, thường thì bé sẽ phải chờ vài giây hoặc vài phút trước sữa xuống nhanh. Và sau đó sữa sẽ chảy chậm lại cho bé có thời gian nghỉ. Cho bé bú sữa mẹ bú bình có thể làm bé mệt. Một số dấu hiệu: trán nhăn hay cau mày; mắt mở to ra khi bé nuốt liên tục; các ngón tay mở rộng; quay đầu khỏi hướng bình sữa; đột nhiên ngủ (thường bé no sữa ngủ sẽ kiểu thiếp dần đi rồi ngủ). Nếu người cho bú thấy dấu hiệu nào của bé hoặc thấy sữa chảy ra khỏi miệng bé? Hãy nghiêng bình sữa ra đừng để sữa chảy nữa và để bình ra xa, chờ bé đưa tín hiệu muốn sữa tiếp thì hãy cho thêm.

– Ở những bé nhỏ, khi bé bú mẹ, bé có thể có giấc ngủ ngắn 10-20’ khi bú một bên rồi bú tiếp bên ngực kia. Khi bé bú bình nếu bé có trạng thái ngủ, người cho bé bú cũng có thể “đổi bên” – đổi tay để bé bú tiếp nếu đó là kiểu bé hay bú mẹ.

Sau khi bé bú bình xong, mẹ đừng quên hút sữa để có lượng sữa tương đương bé đã bú. Bé luôn là máy hút sữa hiệu quả nhất nên nếu mẹ không hút được nhiều như lượng sữa bé cần cũng đừng quá lo lắng. Khi đó mẹ hãy thư giãn và kiểm tra lại cách hút sữa hiệu quả hơn.

Những lưu ý trong cách cho bé bú sữa mẹ bằng bình

– Mẹ có thể để một bộ quần áo mẹ mặc, đặt lên cánh tay hoặc vai hoặc khoác lên người cho bé ti bình. Hoặc quấn bình bằng vật gì có hơi mẹ để cho bé ti. Việc này giúp bé yên tâm vì bé có thể ngửi thấy mùi mẹ.

– Tùy vào tính cách từng bé mà có sự lựa chọn tư thế cho bé bú bình.

  • Có bé muốn da tiếp da khi tập bú bình, mặt chạm mắt để bé có được sự an tâm, thoải mái. Cảm nhận được tình thương của người cho mình sữa.
  • Trong khi một số bé khi tập bú bình không muốn được bồng mà đổi tư thế hoàn toàn khác so với tư thế mẹ ôm bú, người cho có bú có thể thử đặt bé vào ghế cho ăn của bé và cho bình trực diện, để bé hơi nghiêng dựa lưng vào người và cho bé quay ra nhìn mọi thứ xung quanh trong khi bé bú.
  • Có bé lại muốn bú sữa chuyển động, đẩy xe đi dạo, ngồi ghế rung…

Dù chọn tư thế nào người cho bé ti bình cũng phải quan sát được mặt bé khi bé bú.

Mẹ có nên ở gần?

– Mẹ có thể ở gần khi tập cho bé bú. Nhưng mẹ không nên có mặt ở chung phòng với bé, nhất là lần tập bú bình đầu tiên. Bé thường rất thông minh nếu phát hiện ra mẹ đang ở gần đấy thì sẽ chờ mẹ để được bú trực tiếp.

– Thường các mẹ hay nghĩ là thử cho bé bú bình khi bé đói vì lúc này bé sẽ dễ nhượng bộ và bú bình. Nhưng thường điều này không thành công bởi đối với bé đang tập bú bình thì đây một trải nghiệm mới, một trải nghiệm mà bé cần tập trung và chấp nhận. Khi bé đang đói, bé không bình tĩnh. Vì vậy bạn phải chọn thời điểm lúc bé có dấu hiệu đói sớm.

Mẹ phải làm gì khi bé không chịu bú bình

tap-cho-tre-bu-binh-1
Mẹ phải làm gì khi bé không chịu bú bình?

– Nếu bé từ chối không chịu ngậm núm bình? Mẹ có thử một vài kiểu núm ti khác nhau hoặc bình khác nhau. Có bé thích núm ti mát (thường bé sắp mọc răng thích núm ti được bỏ vào ngăn mát tủ lạnh) hoặc thích núm ti ấm (có thể để dưới vòi nước ấm).

– Nhiệt độ của sữa cũng tùy sở thích của bé. Thường các bé thích nhiệt độ hơi âm ấm. Nhưng cũng có bé thích sữa nhiệt độ phòng. Và mình đã từng gặp bé chỉ thích sữa từ tủ lạnh ra.

– Cho bé bình khi bé vừa ngủ dậy, bé đói nhưng vẫn chưa tỉnh hẳn – kiểu cho bú lơ mơ.

Sữa mẹ rã đông có mùi

– Có bé chịu ngậm ti bình nhưng lại không thích sữa rã đông của mẹ. Mẹ có thể kiểm tra sữa đông của mình có mùi xà phòng không. Việc sữa mẹ rã đông có mùi như mùi xà phòng cũng rất bình thường. Đó là do enzyme lipase gây ra (một loại enzyme giúp tiêu hóa hàm lượng chất béo trong sữa mẹ).

– Nếu mùi này gây khó chịu cho bé? Mẹ có thể thanh trùng sữa trước khi cấp đông sữa bằng cách làm nóng sữa mẹ trên bếp. Hâm cho đến khi xuất hiện những bong bóng nhỏ ở xung quanh mép nồi thì tắt bếp. TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐỂ SỮA ĐUN SÔI SẼ LÀM MẤT CHẤT DINH DƯỠNG. Nếu mẹ đã trữ đông sữa nhiều rồi thì có thể pha sữa mới vắt còn trong ngăn mát với sữa rã đông với tỷ lệ sữa mới là chính. Nếu con chấp nhận uống thì mẹ sẽ giảm dần tỷ lệ sữa mới vắt và tăng tỷ lệ sữa rã đông để con quen dần với mùi sữa rã đông.

Có bé thấy bình là sợ, cương quyết chống đối bình

Mẹ có thể thử từng bước: đầu tiên cho bé chơi với bình và núm ti không bỏ sữa trước. nếu bé đủ lớn để tự cầm bình và bỏ lên miệng hãy để bé tự làm để bé khám phá. Nếu bé còn quá nhỏ, mẹ có thể để núm lên miệng để bé thử như núm giả. Việc này giúp bé an tâm và không có cảm giác sợ bình nữa.

Sau đấy mẹ có thể nhúng núm vú và sữa và để bé thử, đây cũng là giai đoạn làm quen với núm chứ chưa phải cho bé bú bình. Và khi bé bắt đầu chịu chụt bình, hãy cho sữa vào trong bình. Việc tập bé kiên quyết từ chối bình có thể mất nhiều thời gian. Nên mẹ hãy kiên nhẫn và làm cho bé vui yên tâm khi thấy bình sữa.

Tập khi bé vui vẻ bình tĩnh. Và nếu bé khó chịu, quấy khóc thì nên dừng và chờ để thử lại lần sau

Những biện pháp thay thế cách cho bé bú sữa mẹ bằng bình

Rất nhiều trẻ bú sữa mẹ trên thế giới không bao giờ sử dụng bình sữa. Bé có thể chuyển từ vú mẹ sang uống sữa trực tiếp từ cốc. Cho bé bú bình không phải là sự lựa chọn duy nhất. Các mẹ cần biết có rất nhiều lựa chọn khác.

Ngay cả trẻ sinh non cũng có thể uống sữa từ cốc.

 Cách cho bé uống sữa bằng cốc

Cách cho bé uống sữa mẹ bằng cốc thay vì bằng bình

– Đặt bé lúc tỉnh táo thẳng trên đùi của người cho uống sữa, đỡ sau cổ và vai bởi cánh tay hoặc bàn tay.

– Đặt vành cốc lên môi dưới và nghiêng cốc cho đến khi sữa đến gần môi. Kiên nhẫn để lưỡi bé tự khám phá. Bé có thể mất vài phút liếm nhấm nháp sữa như vậy. Đừng quên sử dụng một yếm để hứng sữa đổ khi bạn mới tập cho sữa kiểu này.

Tham khảo yếm silicon có máng có thể tiết kiệm từng giọt sữa cho bé nếu làm đổ ra. 

– Tuyệt đối không đổ sữa vào miệng trẻ. Giữ sữa ở mức có sữa liên tục ở môi dưới của bé. Việc này sẽ giúp bé có thời gian nghỉ và tạm dừng khi uống nhưng bạn không lấy cốc ra.

– Khi bé không muốn uống nữa, bé sẽ quay đầu đi hoặc có những dấu hiệu khác.

– Bạn có thể thử tập với một người lớn để biết cách đưa lượng nước vừa phải tránh bị sặc và tràn

 Các phương pháp cho ăn khác

– Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng ống tiêm, muỗng hoặc hệ thống cho bú bổ sung.. để đút bé sữa mẹ. Tham khảo TẠI ĐÂY.

–  Đối với bé có thể tự dùng cốc, mẹ có thể cho sữa vào cốc có nắp hay cốc có ống hút loại cốc bé thích dùng. Nếu bé đang bú mẹ song song mẹ đừng chọn loại cốc mà bé phải cắn vào van thì nước mới chảy hơn nhé!

– Bé có thể thích uống sữa từ thứ mà bé thường thấy mẹ dùng. Chẳng hạn mẹ có thể dùng cốc trà của mẹ. Chỉ cần mẹ rửa sạch và có thể thử cho bé dùng cốc đó như cách tập bé uống bằng cốc bình thường nhé!

Lưu ý trong cách cho trẻ bú sữa mẹ bằng bình

Khi tập cho bé những cách cho sữa này, mẹ luôn hãy cho bé bú thường xuyên khi mẹ con ở gần nhau để đáp ứng nhu cầu bú của con.

Khi con không chịu bú bình, mẹ đừng quá lo lắng, hãy kiên nhẫn. Thường các bé sẽ bú sau một lúc dỗ dành. Nếu bé vẫn không chịu, đừng ép hãy thử lại lúc bé vui vẻ hơn. Mẹ có thể chờ một vài ngày thử lại nếu cảm thấy bé chống đối cương quyết quá.

Một bé khỏe mạnh, phát triển tốt vẫn có thể hoạt động bình thường không cần sữa trong vòng vài giờ và sẽ chờ khi mẹ quay về để bú. Ngay cả khi bé đang bú gần như theo giờ thì vẫn không nhất thiết bé sẽ cần sữa vào thời điểm đó. Bé có thể ham chơi hơn, thích đọc sách hay hát cho bé nghe hay đẩy trong xe đẩy. Bé sẽ không biết “nhịn đói” đâu nên các mẹ yên tâm. Nếu bé bỏ cữ bú thì trong ngày bé sẽ có cữ bú bù (trừ trường hợp bé sơ sinh). Chỉ cần bé vui vẻ và cảm thấy yên tâm là điều rất quan trọng khi mẹ đi vắng.

Và khi bé chịu bú bình rồi

Nhiều bé vẫn có kiểu bú bình hay uống sữa ít hơn bình thường khi không ở cạnh mẹ và bú trực tiếp rất nhiều khi mẹ về. Và có một số bé sau 6 tháng còn có thể ăn nhiều hơn và uống nước nhiều hơn khi mẹ ở nhà, để chờ mẹ về mới bú sữa mẹ. Bé quay trở lại thời kỳ bú đêm nhiều hơn để bú bù. Trong trường hợp này mẹ nên ngủ sớm cùng con, ngủ gần con để có thể cho con bú khi con cần.

Lúc chuyển qua kiểu cho bú mới, con có thể cần có thời gian để làm quen. Hoặc con sẽ thay đổi giờ giấc bú theo kiểu của bé. Mẹ theo dõi việc con đủ sữa cũng như phát triển của con bình thường để an tâm tiếp tục hành trình sữa mẹ của mình! Chúc mẹ áp dụng cách cho bé bú sữa mẹ bằng bình sớm thành công!

Xem thêm: túi nhai ăn dặm, miếng lót thấm sữa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.