Có một số điều dù con ở độ tuổi nào, bố mẹ không nên làm cho con. Khi độc, bố mẹ sẽ nhận thấy hình ảnh của mình ở đâu đấy. Có nhiều khi vô tình ba mẹ đã làm những hành động không nên với con.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Không nói giùm con
Có lẽ không ít bạn đã gặp tình huống khi bé đi ngoài đường với người lớn. Và có người hỏi bé tên gì, người lớn đi cùng nhiều khi sẽ buộc miệng nói ngay tên bé. Đối với trường hợp con chưa biết nói, thì không nói làm gì. Nhưng đến khi con biết nói rồi, nhiều khi người lớn nhiều khi vẫn mắc lỗi này. Nhất là trường hợp những bé hơi nhút nhát, chắc chắn bé sẽ muốn trốn đằng sau người lớn. Và con cần thời gian để cảm thấy tự tin để trả lời.
Vậy ba mẹ phải nên làm gì trong trường hợp bé không nói?
Bé nhà mình rất nhút nhát, vì vậy khi ai hỏi, mình biết tính con, nên luôn động viên con trả lời. Đối với những câu hỏi khó, mình có thể gợi ý cho con chứ không trả lời hộ con. VIệc này sẽ giúp con tự lập và tự tin hơn rất nhiều.
2. Không nói KHÔNG quá nhiều
Khi ba mẹ nói KHÔNG quá nhiều, nhiều quá mức cần thiết sẽ làm phản tác dụng từ KHÔNG khi thật sự cần thiết. Chẳng hạn khi đi trong bãi đậu xe con không được chạy, không được sờ vào lửa…. Khi con còn nhỏ, ba mẹ thường có tâm lý bảo bọc con. Vì vậy thường nói không trước khi con muốn thử hay muốn làm gì mà mình cho là không nên. Không được chạy nhanh kẻo té. Không được sờ vào con chó đó kẻo nó cắn.. Những câu mệnh lệnh KHÔNG này sẽ không có tác dụng tốt. Ngược lại chúng làm bé mất tự tin, không có cơ hội khám phá. Và nó sẽ làm giảm đi khả năng học hỏi của bé từ môi trường xung quanh.
Hay lúc con đòi làm những điều không nên làm vào một thời điểm nhất định. Con muốn ăn kẹo bây giờ. Con muốn xem thêm phim hoạt hình. Con muốn chơi không muốn đi học. Thay vì ba mẹ trả lời ngay: Không, con không được… thì hãy biến câu trả lời thành: Ừ nhưng có nghĩa không. Chẳng hạn: Ừ con có thể ăn kẹo nhưng sau khi đã ăn cơm tối. Và mẹ có thể lý giải thêm ăn kẹo vào buổi tối sẽ dễ bị sâu răng…
Ừ, con có thể xem tiếp phim ngày mai sau khi con ngủ dậy vì bây giờ đã tối rồi. Tuy câu trả lời ý nghĩa không khác gì nhau nhưng đối với con nhỏ. Nó sẽ có hiệu nghiệm hơn đấy, ba mẹ hãy thử xem.
Bố mẹ nhớ nhé. Bố mẹ không nên làm với con điều này nhé.
3. Không giúp con quá nhiều
Mình đã nghe rất nhiều mẹ 1 con đã than phiền rất nhiều việc dọn đồ chơi con, lo cho con đủ thứ. Và tất nhiên đến cuối ngày các mẹ lại ngồi than sao mà mệt quá cứ phải dọn cả ngày. Vậy mà những gia đình bạn mình 4 con, không hề có ông bà hay người giúp việc vẫn chăm lo dạy con làm mình đáng nể. Lý do là vì sao?
Có một lần nhà mình được mời đến ăn ở nhà một người bạn. Mình đã rất ngạc nhiên khi 4 bé nhỏ nhất là 2.5 sau khi ăn xong biết nhặt những thức ăn vãi quanh mình vào đĩa. Sau đó con đem xuống bếp đổ đồ bẩn vào thùng rác và xếp chén bát vào máy rửa chén.
Thành quả của ba mẹ
Mình thật sự thấy thán phục vì các bé làm không phải là theo yêu cầu mà tự động làm vì đã đi sâu vào nếp. Bé nhà mình giờ cũng vậy, trước khi ăn là tham gia dọn bàn ăn, sau khi ăn là dọn chén bát xuống bếp. Bé rất hăng say làm trong khi ông bà lại cứ lo lắng nói cẩn thận không cứ sợ bé té hay đổ vỡ. Nhưng hãy tin tưởng con và giao việc cho con. Ba mẹ đừng quá kiểm soát hay theo dõi thì con sẽ làm ba mẹ ngạc nhiên đấy.
Làm thế nào con có thể phát triển được tính tự lập nếu ba mẹ không tạo cơ hội cho con thử sớm và để con tự làm những việc trong khả năng của con. Hãy khuyến khích con tham gia việc nhà, là nhiều việc nhất có thể trong khả năng của con. Tất nhiên con sẽ không làm được tốt như người lớn làm nhưng quan trọng nhất là con thử và con học để làm.
Xem thêm: Cách Đọc Sách Cho Trẻ Sơ Sinh 0 – 1 Tuổi, Chi Tiết Theo Từng Tháng Tuổi
4. Tôn trọng sở thích của con
Đôi khi trẻ con có những sở thích kỳ quái và có thể nó chả có lợi gì. Nhưng ba mẹ hãy tôn trọng sở thích của con. Dĩ nhiên trừ khi sở thích đó gây hại hay tổn thương đến bé và mọi người xung quanh thì ba mẹ hãy tìm cách ngăn sở thích đó lại.
Đừng vô tình phản đối ngay một sở thích của con khi nó ngược hoàn toàn lại sở thích của mình hoặc không đúng mong đợi của mình. Chẳng hạn con lại thích nghe nhạc rock, mặc đồ không giống ai. Hãy tôn trọng con, vì đó là sở thích là lựa chọn của con. Đừng chê cười hay khuyên bảo con nên thay đổi.
5. Đừng cố gắng trở thành bạn thân nhất của con
Ba mẹ nào cũng muốn mình được là người bạn thân nhất của con để con chia sẻ những buồn vui, tâm sự. Tuy nhiên việc dạy con, giúp đỡ con, bảo vệ con trên cương vị ba mẹ cũng rất là quan trọng. Và ba mẹ cũng nên sẵn sàng chấp nhận con có những người bạn thân có thể chia sẻ được những điều riêng tư mà không thể nói với ba mẹ.
Phải để con tự tìm và chọn bạn cho con. Ba mẹ chỉ nên cung cấp thông tin kiến thức lời khuyên tạo nền tảng để con quyết định hướng đi lựa chọn của mình. Nhưng không nên can thiệp vào cuộc sống bạn bè riêng của con.
6. Đừng kiểm soát tiền của con là điều bố mẹ không nên làm
Sẽ đến một thời điểm, con có tiền túi riêng của mình. Nhưng nhiều ba mẹ vô tình kiểm soát tiền của con bằng cách muốn tìm hiểu tiền con tiêu vào mục đích gì để dạy con tiêu cho hợp lý.
Con có quyền tiết kiệm và tiêu số tiền tiết kiệm có được. Tất nhiên ba mẹ luôn sợ con lãng phí tiền hay tiêu tiền mua sắm những thứ không nên: bánh kẹo đối với bé nhỏ, hay lớn lên là những thứ có hại như thuốc lá, bia rượu, game… (đối với những bé tuổi teen). Nhưng trong trường hợp này ba mẹ không nên can thiệp như dạng nói không nên và cấm cản con. Việc này có thể sẽ phản tác dụng.
Ba mẹ nên dạy con cách tiêu tiền thông minh từ khi nhỏ, chẳng hạn, với số tiền tích góp mỗi ngày… thì bao nhiêu ngày, tháng con sẽ mua được đồ chơi này, cái điện thoại xịn này…. Việc dạy này sẽ giúp ích con rất nhiều trong tương lai trong việc chi tiêu cũng như quản lý kinh tế cho gia đình.
7. Đừng áp đặt sở thích cho con
Đây là điều thứ 7 mà bố mẹ không nên làm với con. Bố mẹ nào như mình đã từng phải thúc hối bé đi tập đàn piano hay đi học khi bé cứ mãi chơi đá bóng, bé khóc lóc không muốn vì đang chơi. Thay vì đó, ba mẹ có thể suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Ba mẹ có thể cho con tham gia vào lớp bóng đá vì con thích và có thể có năng khiếu bóng đá hơn piano.
VIệc vô tình áp đặt những ước mơ không thể hoàn thành vì một lý do nào đó vào con cái khi ba mẹ còn trẻ thường gặp ở các gia đình. Đừng áp đặt sở thích của mình lên con. Thay vào đó hãy kiên nhẫn và quan sát con để hiểu được con muốn gì. Con bạn không phải là bạn nên hãy để con tự quyết những hoạt động theo sở thích của mình. Và nó có thể đó là cơ hội để ba mẹ khám phá ra một tài năng không ngờ đến của con.
Bé nhà mình có thể chơi lego hàng giờ để sáng tạo ra những mô hình rất hoành tráng. Trong khi mình thì rất dở về trí tưởng tượng.
8. Không la mắng hay đánh con khi con hư
Việc la mắng hay đánh đập khi con hư (dù là đã làm một lỗi lầm gì to lớn) cũng sẽ không có tác dụng như mình mong muốn. Đây là điều quan trọng mà bố mẹ không nên làm.VIệc la mắng hay đánh con khi con hư chỉ là một sự “trừng phạt” để con sợ không dám tái phạm nữa. Hay đơn giản nó là lúc ba mẹ không bình tĩnh được. Quan trọng khi con làm một điều gì sai, hầu như ba mẹ nào cũng muốn con hiểu để không làm lại điều sai đó lần sau. Tuy nhiên cách giải quyết vấn đề của ba mẹ, như la mắng hay đánh con là hoàn toàn sai.
Khi con hư, có thể con đã biết con sai. Nhưng đối với bé nhỏ việc kiểm soát hành động cũng như cảm xúc là rất khó. Có thể là bé chưa đủ trưởng thành để làm được. Trước khi ba mẹ đưa ra một bài học hay khuyên giải gì trước một tình huống con đang mất bình tĩnh (con khóc gào thét giật đồ chơi của bạn, đánh em vì em lấy đồ chơi của mình, không chịu nghe lời…). Nếu ba mẹ phản ứng mạnh, la ré lên thì sẽ làm đứa trẻ hoảng sợ. Việc lắng nghe những thông tin sau đó sẽ như nghe tai này vào tai kia. Bé sẽ trong trạng thái không muốn chia sẻ hay lắng nghe gì nữa.
Ba mẹ phải làm sao?
Trong tình huống này, trước hết ba mẹ phải tự hỏi mình. Mình đã thật sự bình tĩnh để nói chuyện với con chưa. Hãy hít thở để lấy lại bình tĩnh và đến bên con làm con bình tĩnh lại trước, chẳng hạn một cử chỉ xoa vai. Khi bé đã bắt đầu bình tĩnh không khóc lóc nữa, đó là lúc ba mẹ tìm nguyên nhân vì sao con có phản ứng đó và những bài học dạy con…
Đối với bé nhỏ có thể sẽ giải quyết nhanh hơn. Những bé vào tuổi teen, tâm sinh lý phức tạp hơn, có thể ba mẹ để con không gian riêng để con có thể tự suy nghĩ không quên nói với con chẳng hạn: Ba mẹ ngay ở ngoài phòng, con cần thì gọi nhé. Khi nào cũng biết là dù có gì xảy ra ba mẹ cũng luôn ở cạnh, cảm giác an tâm sẽ làm bé mở lòng hơn.
8. Không khen con quá mức hay chê hay so sánh con với con người khác
Việc chê con chắc ít ba mẹ nào làm. Nhưng có khi đó không phải là lời nói mà cử chỉ vẻ mặt thất vọng khi con không làm được điều cũng dễ dàng làm tổn thương bé. Khi chê hay so sánh con với đứa bé khác cùng trang lứa làm bé tự tin, mặc cảm và dễ dàng bỏ cuộc.
Tuy nhiên đối nghịch với điều đó, ba mẹ thường có thói quen khen con để động viên khích lệ con. Khen con là điều tốt nhưng khen con thái quá lại phản tác dụng. Chẳng hạn con vừa vẽ một bức tranh và khoe ba mẹ, cả nhà ồ lên con giỏi quá, tuyệt vời quá không bé nào vẽ đẹp vậy à. Những lời khen tâng bốc con làm con tự tin. Tuy nhiên con sẽ sợ không dám thử những lĩnh vực mới. Hoặc con sẽ nản chí bỏ cuộc dễ dàng khi sợ không làm vừa lòng ba mẹ, sợ làm ba mẹ thất vọng… Thay vào một lời khen thái quá, ba mẹ vẫn luôn nên cổ vũ tinh thần của con. À bức tranh con vẽ đẹp quá, ba mẹ rất thích nên sẽ treo ngay lên tường nhà mình.
9. Không can thiệp vào cuộc sống riêng tư của con
Đây là điều bố mẹ không nên làm dù con ở độ tuổi nào. Trường hợp này là đối với bé bắt đầu lớn có bạn bè riêng. Nhất vào thời gian tuổi teen, ba mẹ đừng chất vấn quá nhiều câu hỏi khi con không hay chưa muốn trả lời. Bạn đó là ai vậy sao mẹ không biết? Học lớp trường nào…? Hãy luôn ở cạnh con, lắng nghe con khi con cần.
Đặc biệt không nên đọc lén tin nhắn, email, tin nhắn của con. Hãy tôn trọng cuộc sống riêng của con để con học cách tôn trọng người khác. Hãy kiên nhẫn để là chỗ dựa vững chắc cho con. Khi cần thiết, con sẽ chia sẻ, và lắng nghe lời khuyên của ba mẹ. Đừng để con mất lòng tin ở ba mẹ.
Bạn có “vô tình” mắc phải điều “không” nào trên đây chưa? Hãy những chia sẻ những kinh nghiệm cũng như khó khăn khi nuôi dạy con. Ba mẹ sẽ không đơn độc và luôn cần được đồng hành trên hành trình nuôi dạy con.
—————–
Kết nối với tác giả: Nguyễn Ngọc Ưng – Hoc làm cha