Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Ợ Hơi Nhiều Có Nguy Hiểm Không?

Chị ơi, dạ cho e hỏi sao em bé nhà em bú mẹ mà hơi nhiều quá. Bé ợ hơi nhiều, cũng phải 4,5 cái. Nhất là khi bú nhanh. Có nhiều khi ợ nhiều khóc không bú nữa, có làm sao không hở chị. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về trẻ sơ sinh bị đầy hơi và ợ hơi nhiều có nguy hiểm không.

Chúng ta luôn nghe sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ. Và không thực phẩm nào khác có thể thay thế được sữa mẹ. Vậy có bao giờ mẹ gặp phải tình huống nghi ngờ sữa mẹ khi con bú xong bị ợ hơi, khó chịu nhiều… Liệu có phải có cái gì sai với sữa mẹ? Bé có phải đang dị ứng sữa mẹ? Sao bé bị ơ hơi nhiều vậy?

Đây thực sự là câu hỏi và cũng là nỗi lo thường gặp của các mẹ bỉm sữa. Thậm chí có nhiều trường hợp đáng tiếc các mẹ đã cai sữa vì nghĩ rằng sữa mình gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa của con. Ở đây mình còn muốn nói đến quan niệm sai lầm chuyển qua sữa công thức. Thực sự, việc cho con sữa công thức có xu hướng gây ra đầy hơi hơn và rối loạn tiêu hóa cho hầu hết trẻ sơ sinh. Hãy luôn nhớ rằng, trẻ uống sữa công thức sẽ có xu hướng ọc sữa nhiều hơn, táo bón nhiều hơn, đầy hơi hơn, khó chịu bụng hơn, mắc các bệnh đường ruột dễ hơn.

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi ợ hơi nhiều có nguy hiểm không?

tre-so-sinh-bi-day-hoi-5
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi ợ hơi nhiều có nguy hiểm không?

Đầu tiên phải hiểu khí/hơi là một phần bình thường của hệ thống đường tiêu hóa của con người. Và tất cả chúng ta đều có ga trong người theo thời gian. Vì vậy việc bé đầy hơi là không thể tránh được.

Trẻ sơ sinh có hệ thống tiêu hóa chưa trưởng thành. Đặc biệt trong giai đoạn 4 tháng đầu đời càng dễ bị đầy hơi. Việc khó chịu do đầy hơi sẽ làm bé quấy khóc. Nhưng đầy hơi trong đường ruột không gây hại gì. Thường việc khó chịu này sẽ càng gây khó chịu vào ban đêm.

Những dấu hiệu để biết trẻ sơ sinh bị đầy bụng

– Bé ợ hơi nhiều

– Bé nôn Trớ (phần lớn trường hợp nôn trớ hoàn toàn bình thường). Đôi khi có thể là dấu hiệu của việc hơi nhiều

– Xì hơi liên tục

– Bụng căng cứng có thể do khí bị giữ trong hệ thống tiêu hóa

Vì sao trẻ sơ sinh bị đầy hơi?

tre-so-sinh-bi-day-hoi-3
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi có phải do sữa mẹ?

– Khớp ngậm không đúng trong khi bú làm bé nuốt quá nhiều không khí

– Bé khóc quá nhiều

– Đối với bé bú sữa mẹ, đầy hơi có thể do bú quá nhanh, nuốt quá nhiều không khí

– Sữa mẹ chảy nhanh khiến bé không xử lý kịp nên nuốt sữa kèm theo không khí. Mẹ quá nhiều sữa

– Bé ít có bỉm bẩn trong vài ngày có thể bị đầy hơi. Các bé bú sữa mẹ hoàn toàn sau 6-8 tuần có thể vài ngày không có phân bẩn là chưa phải lo ngại nếu bé vẫn vui vẻ tỉnh táo, bụng bé mềm và vẫn đi phân mềm. Nếu 10 ngày trở đi thì điều đáng lo ngại.

Sữa mẹ có phải nguyên nhân làm trẻ bị đầy bụng?

– Nhiều mẹ rất lo lắng về chế độ ăn uống của mẹ có thể góp phần vào việc trẻ bị đầy hơi và quấy khóc. Có một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng một số loại thực phẩm trong chế độ ăn của bà mẹ đang cho con bú có thể gây ra một vài vấn đề về đường ruột ở con. Một số trẻ có thể phản ứng với các loại thực phẩm cụ thể trong chế độ ăn của mẹ (chẳng hạn cải bó xôi, ốc, nghêu, đậu nành…) nhưng điều này không có nghĩa là mẹ nên có một danh sách thực phẩm đặc biệt mà mẹ nên tránh khi cho con bú.

Mình nhấn mạnh điều này vào vì rất nhiều mẹ cho con bú. Khi con đầy hơi khó chịu sẽ nghĩ ngay đến thực phẩm mình ăn có làm con đầy hơi không. Mẹ cho con sữa công thức lại thường nghĩ đến do sữa nóng quá, lạnh quá hay do sữa mới… Nhưng chưa mẹ cho con uống sữa công thức tự hỏi liệu ngày con bò ngày lấy sữa đã ăn gì đó đặc biệt. Nói vui vậy nhưng ý của mình muốn nói đây là các mẹ đừng vội vã liệt các thực phẩm mẹ không được ăn vào danh sách cần tránh của mình.

Thức ăn của mẹ có làm bé bị đầy hơi không?

Hầu hết trẻ sơ sinh đều không có vấn đề gì với thức ăn mẹ ăn. Điều quan trọng các mẹ nên theo dõi kỹ các bữa ăn. Nếu bạn nhận thấy rằng mỗi lần bạn ăn một thứ gì đó, trẻ trở nên quấy khóc? Hãy thử tránh thức ăn đó một thời gian và xem điều gì sẽ xảy ra. Nhiều mẹ cho biết các loại thực phẩm như cả bó xôi, rau chân vịt, đậu, hành, tỏi, ớt hoặc thức ăn cay… gây đầy hơi cho trẻ sơ sinh, trong khi nhiều bé lại không có vấn đề gì.

Mặc dù hầu hết các loại thực phẩm sẽ không gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa ở trẻ bú sữa mẹ. Nhưng phổ biến nhất là các loại thực phẩm nào có chứa đạm sữa bò được cho là thực phẩm gây đầy hơi và quấy khóc ở trẻ sơ sinh. Một số trẻ có thể không dung nạp tạm thời với sữa từ chế độ ăn của mẹ. Nhưng hầu hết sẽ bắt đầu dung nạp đạm từ sữa bò khi bé lớn hơn qua khỏi giai đoạn sơ sinh.

Nếu con bạn thực sự bị dị ứng với protein sữa? Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng bao gồm da khô / dị ứng, phát ban, khó chịu bụng, quấy khóc và phân xanh kèm theo chất nhầy hoặc máu. Nếu em bé bú sữa mẹ của bạn được chẩn đoán là bị dị ứng đạm sữa thực sự? Bác sĩ sẽ đề nghị một chế độ ăn hạn chế cho mẹ khi bạn cho con bú.

Làm thế nào để giảm việc trẻ sơ sinh bị đầy hơi?

tre-so-sinh-bi-day-hoi-4
Khớp ngậm đúng giúp giảm việc trẻ sơ sinh bị đầy hơi 

– Hãy chắc chắn rằng bé có khớp ngậm đúng để tránh tình trạng bé nuốt quá nhiều không khí trong khi bú.

– Cho bé ợ hơi nhiều lần giữa các cữ bú để giúp đẩy hơi ra ngoài.

– Tránh để trẻ bú quá no hoặc bú quá nhanh. Việc con bú quá nhanh phần lớn là do bé đói. Có thể mẹ đã bỏ sót dấu hiệu đòi bú sớm của con, thường khi con khóc đòi bú là đã trễ (thường các mẹ cho con bú vào thời điểm con khóc).

– Nếu bé bú bình, mẹ có thể đổi bình chảy chậm hơn. Khi cho bé bú, bình sữa nên để góc 45 độ (tránh để bình nằm ngang) để ý miệng bé ngậm trọn núm. Và luôn giữ sữa ở cổ bình và núm), tránh tình trạng bé bú bình không

– Theo dõi thời điểm trẻ bị đầy hơi và xem lại chế độ ăn của mẹ. Để tìm hiểu thực phẩm nào ảnh hưởng đến mẹ và bé, và luôn nhớ rằng, mỗi bé sẽ khác nhau.

– Massage cho bé (di chuyển chân như cho bé đạp xe khi bé nằm ngửa). Cho bé nằm sấp  trên bụng “tummy time” trong giờ chơi

– Các loại thảo dược hỗ trợ việc đầy hơi ở trẻ: Rất nhiều Các biện pháp thảo dược đã được sử dụng cho trẻ sơ sinh đầy hơi. 

Mình luôn khuyên các mẹ nên tránh sử dụng các biện pháp chữa trị bằng thảo dược cho trẻ nhỏ.

Đọc thêm: Bú Gộp: Điều Hiếm Mẹ Biết Nhưng Âm Thầm Làm Các Mẹ Hoang Mang

bởi những lý do sau:

o Đối với một đứa trẻ đang khỏe mạnh. Bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ đều có nhiều khả năng gây ra vấn đề lâu dài nhiều hơn là giải quyết vấn đề trước mắt.

o Cho trẻ các chất khác ngoài sữa mẹ có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột. Và nó làm giảm các phẩm chất bảo vệ đường ruột do việc bú mẹ hoàn toàn đưa lại. Do đó có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh và dị ứng hơn trong tương lai.

o Đó là chưa kể có trường hợp có sản phẩm có những loại thảo mộc hỗ hợp gây ra bé có nguy cơ sốc phản ứng.

o Hầu hết các sản phẩm này chưa được thử nghiệm ở trẻ sơ sinh về tính an toàn hoặc hiệu quả.

=> Hãy ưu tiên việc khắc phục những nguyên nhân trước khi tập trung điều trị các triệu chứng.

– Và cuối cùng là thời gian. Nếu bạn không thể tìm ra nguyên nhân,… Và đã thử mọi cách để giúp bé giảm đầy hơi, và mọi thứ đều thất bại. Nếu bé phát triển tốt, vui vẻ mạnh khỏe, ba mẹ đừng lo quá. Vì có thể việc cần lúc này là thời gian để hệ tiêu hóa của bé trưởng thành hơn.

————-

Kết nối với tác giả: Nguyễn Thanh MaiTư vấn sữa mẹ