Hậu Sản Sau Sinh: Điều Mẹ Cần Biết Trong 6 Tuần Đầu

Hậu sản sau sinh là gì?

hau-san-sau-sinh-1
Hậu sản sau sinh: Điều mẹ cần biết trong 6 tuần đầu

Trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, cơ thể mẹ bắt đầu hồi phục và thích nghi với việc không còn mang thai. Đây được gọi là hậu sản (hay thời kỳ hậu sản). Cơ thể mẹ trải qua nhiều thay đổi khi mẹ hồi phục và mỗi mẹ sẽ khác nhau.

Những tuần đầu tiên sau khi sinh con cũng là thời gian gắn kết đặc biệt với bé. Và cũng là giai đoạn mẹ bắt đầu thiết lập thói quen chăm sóc con.

Bác sĩ thường sẽ gặp mẹ để kiểm tra sức khỏe từ 2 đến 6 tuần sau sinh. Đây là thời điểm tốt để hỏi bất kỳ những bận tâm, kể cả việc tránh thai (đặc biệt trong trường hợp mẹ cho con sữa mẹ).

Điều gì có thể xảy ra trong thời kỳ hậu sản sau sinh

Mẹ có thể sẽ cảm thấy đau nhức trong vài ngày và rất mệt mỏi trong vài tuần. Có thể mất 4 đến 6 tuần để mẹ cảm thấy thích thú cái gì trở lại và có thể lâu hơn nếu mẹ sinh mổ.

Những điều cần lưu ý:

hau-san-sau-sinh-5
Việc co lại tử cung có thể mất từ 6-8 tuần

– Các cơn co thắt làm co tử cung trong vài ngày sau khi sinh. Việc co lại tử cung về kích thước trước khi mang thai có thể mất từ 6 đến 8 tuần.

– Đau cơ (đặc biệt là ở cánh tay, cổ hoặc hàm) thường gặp sau khi sinh con. Đó là do quá trình chuyển dạ vất vả. Cơn đau nhức sẽ biến mất sau vài ngày.

– Chảy máu và tiết dịch âm đạo có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần và có thể đến và hết trong khoảng 2 tháng.

– Đau âm đạo, bao gồm đau, khó chịu và tê, là hiện tượng phổ biến sau khi sinh qua đường âm đạo. Tình trạng đau có thể tồi tệ hơn nếu mẹ bị rách tầng sinh môn hoặc cắt tầng sinh môn khi sinh thường. Mẹ có thể dùng bình xịt để xịt nước ấm để rửa tránh dùng giấy chùi. Mẹ có thể ngồi nước ấm 3 lần một ngày để giảm đau. Mẹ có thể dùng nước ấm hoặc nước pha muối Epsom). Hoặc tiện lợi hơn, dùng chai xịt âm đạo giảm đau. Mẹ nên uống nhiều chất xơ để việc đi ngoài dễ dàng hơn.

– Nếu mẹ sinh mổ, mẹ có thể bị đau ở bụng dưới và có thể cần dùng thuốc giảm đau trong 1 đến 2 tuần.

– Hiện tượng căng sữa sinh lý (Xem thêm TẠI ĐÂY)

– Mẹ có thể tắm như bình thường, nhớ chăm khô vết thương mổ sau khi tắm xong.

– Nếu đau quá mẹ có thể dùng Advil hay Ibuprofen, thuốc giảm đau an toàn khi cho con bú. Mẹ có thể hỏi bác sĩ nếu cần.

Điều mẹ cần tránh trong thời kì hậu sản sau sinh:

hau-san-sau-sinh-6
Mẹ tránh làm việc nhà thời kì hậu sản sau sinh

 

– Tránh làm việc nhà, hay lo lắng bất kỳ việc gì chưa phải cấp bách ngoài chăm sóc con.

– Chờ âm đạo lành lại trước khi quan hệ (tầm 4-6 tuần)

– Tránh du lịch với con thời điểm 5-6 tuần. Nếu phải đi đường dài, cần phải có thời gian nghỉ sau 2-3 tiếng để đi lại và cho con bú hay lấy sữa…

– Đừng thụt nước để rửa bên trong âm đạo

– Nếu sinh mổ, mẹ tránh nâng vật nặng hơn con hay tập thể thao trước 6 tuần

– Không dùng tampon khi máu chảy âm đạo

– Ôm gối đè lên vết thương khi mẹ ho hay hắt xì hơi hoặc thở thật mạnh. Việc này giúp giảm đau và hỗ trợ bụng mẹ

Làm thế nào mẹ có thể tự chăm sóc chính mình?

hau-san-sau-sinh-3
Mẹ cần ưu tiên chăm sóc bản thân thời kì hậu sản sau sinh

Mẹ rất dễ mệt mỏi và choáng ngợp trong những tuần đầu tiên sau khi sinh con. Hãy cố gắng thử giãn và thoải mái với chính mình.

– Cố gắng nghỉ/ngủ khi con bạn ngủ. Đây không phải là đơn giản dễ làm mà cũng như một “kỹ năng” mới cần tập.

– Nếu có người cùng chăm sóc bé, hãy chia sẻ những nỗi lo cũng như những mong muốn để có cuộc hội thoại “người lớn” làm mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.

– Nhờ một người trong gia đình hoặc thuê người nếu có điều kiện giúp ở cùng trong vài ngày sau khi sinh (đặc biệt sinh mổ).

– Hãy để gia đình hay bạn bè mang đồ ăn hoặc đề nghị giúp bạn việc nhà. Đây là lúc bạn bè hay gia đình có thể hỗ trợ rất tốt bằng hành động. Thay vì việc đánh giá nhận xét những sự việc không liên quan trực tiếp đến mình.

– Lập kế hoạch chăm sóc bé lớn nếu bạn đã có bé khác.

– Lên kế hoạch cho những giờ đi dạo ra khỏi nhà để thay đổi không khí. Cách này giúp tinh thần dễ chịu và có thể giúp mẹ bớt mệt mỏi hơn.

– Chú ý Ăn uống đầy đủ,đặc biệt nếu mẹ đang cho con bú.

– Mẹ có thể học thêm cách tập thư giãn để kiểm soát cơn đau cũng như tinh thần trong khi cơ thể hồi phục. Nếu mẹ mất sự kiểm soát hãy liên lạc với bác sĩ để có thêm hướng dẫn chuyên môn.

Sau sinh ảnh hưởng đến cảm xúc của mẹ như thế nào?

Vài tuần đầu tiên sau khi con chào đời có thể là khoảng thời gian phấn khích – và rất mệt mỏi. Mẹ nhìn đứa con bé bỏng tuyệt vời và cảm thấy hạnh phúc – một hạnh phúc không bút mực nào tả hết. Nhưng đồng thời, mẹ có thể cảm thấy kiệt sức vì thiếu ngủ, lo lắng, và những trách nhiệm mới rất lớn của mình.

Nhiều mẹ bị “baby blues” trong vài ngày đầu sau khi sinh con. “Baby blues” thường đạt đỉnh điểm vào khoảng ngày thứ tư. Và sau đó giảm bớt trong vòng chưa đầy 2 tuần. Nếu mẹ có cảm giác buồn nôn trong hơn một vài ngày. Hoặc nếu mẹ có ý nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc con, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Đó có thể là dấu hiệu của việc mẹ bị trầm cảm sau sinh. Điều này cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Mẹ nên biết gì về chăm sóc trẻ sơ sinh?

hau-san-sau-sinh-2
Chăm sóc trẻ sơ sinh thời kỳ hậu sản sau sinh là việc mẹ luôn ưu tiên

Trong những tuần đầu tiên, mẹ sẽ dành phần lớn thời gian cho việc cho con sữa, thay tã và dỗ dành bé. Đôi khi mẹ cảm thấy quá tải. Thật bình thường khi có những lúc mẹ tự hỏi liệu mẹ liệu có đang làm đúng không, đặc biệt nếu đây là con đầu lòng. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn mỗi ngày. Mẹ sẽ dần hiểu được ý nghĩa khi nghe tiếng khóc của con để hiểu được bé cần và muốn gì.

Lúc đầu, có thể con thường ngủ ban ngày và thức đêm. Bé chưa phát triển nhịp sinh học hay có thói quen nào về việc ngủ.

Đôi khi con có thể đột ngột thở gấp, giật mình tỉnh giấc, hoặc gầm gừ trong khi ngủ hoặc đôi khi mắt như bị hí… Tất cả những điều này đều bình thường.

Thời kì hậu sản sau sinh, mẹ hãy ưu tiên thời gian đầu chăm con. Từ đó giúp phát triển một cách tự nhiên nhất mối quan hệ tình cảm với con. Đơn giản bằng cách dành thời gian bên con, da tiếp da và đáp lại những tín hiệu của con. Đặc biệt việc cho con bú sẽ là dây nối đặc biệt giữa MẸ và CON.

Xem thêm: tắc tia sữa

———-

Kết nói với người viết: Nguyễn Thanh Mai – Tư vấn sữa mẹ