Vú Bị Nổi Cục Và Đau Khi Cho Con Bú: Điều Mẹ Cần Hiểu Rõ

Mẹ thỉnh thoảng nhận thấy vú bị nổi cục? Trong vài tuần đầu tiên, ngực mẹ thường căng sữa, bầu ngực mẹ thường cứng. Và mẹ có thể cảm thấy lổn ngổn nhiều cục nhỏ.

Vú bị nổi cục và đau khi cho con bú có đáng lo?

vu-bi-noi-cuc-cuong-cung
Vú bị nổi cục và đau khi cho con bú có đáng lo?

Vào những thời điểm khác trong quá trình cho con bú, mẹ có thể nhận thấy những cục u nhỏ và mềm trong bầu ngực. Đây có thể là do tắc sữa nổi cục sau sinh. Việc tắc tia sữa là một vấn đề rất phổ biến khi cho con sữa mẹ. Nhưng chúng thường sẽ tự khỏi sau vài ngày nếu mẹ cho con bú hoặc hút sữa hiệu quả.

Khi vú bị nổi cục và không nhỏ hơn hoặc biến mất sau khoảng một tuần, hoặc nếu mẹ cảm thấy đau nhức hoặc cảm thấy khó chịu hơn trong vòng 24 tiếng dù đã thử nhiều cách, mẹ nên đến bác sĩ kiểm tra. Mẹ vẫn cần tiếp tục cho con bú vì các hình thức kiểm tra: siêu âm, chụp quang tuyến vú, lấy sinh thiết, khám khối u, và xét nghiệm máu đều an toàn để mẹ vẫn tiếp tục cho con bú được.

Tất nhiên có những trường hợp giải phẫu loại bỏ u hoặc một phần mô vú để làm sinh thiết sẽ có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa. Nên nếu thấy việc giảm nguồn sữa, mẹ có thể tìm cách để tăng lượng sữa của mình.

Hầu hết trường hợp vú bị nổi cục không có gì nghiêm trọng. Một số rất ít có thể là ung thư. Đây là lý do tại sao bạn không nên chần chờ quá lâu việc đến gặp bác sĩ nếu bạn có một khối u không chịu biến mất. Khi đối mặt với bệnh ung thư, việc phát hiện sớm là rất quan trọng.

Các trường hợp vú bị nổi cục

vu-bi-noi-cuc-va-dau-khi-cho-con-bu
Các loại u trong bầu ngưc

Dưới đây là một số dạng u mà các mẹ hay gặp phải.

– Tắc sữa nổi cục

Các ống dẫn sữa bị tắc thường tạo những nốt nhỏ, cứng, mềm. Chúng đột ngột xuất hiện và biến mất sau vài ngày. Hầu hết tắc ống dẫn sữa có thể tự hết nếu mẹ cho con bú thường xuyên và lấy sữa hiệu quả.

– Viêm vú khi cho con bú

Viêm vú là sự nhiễm trùng ở vú. Một khối u liên quan đến viêm vú gây đau đớn và khu vực xung quanh khối u có thể ấm và đỏ. Viêm vú cũng có thể kèm theo sốt. Ngay cả khi bạn không sốt cũng nên đến gặp bác sĩ ngay để điều trị. Vì bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh để chữa lành vết thương do nhiễm trùng.

– U nang tuyến vú (Cyst)

U nang là một cục u hình tròn hoặc hình bầu dục vô hại có chứa chất lỏng. Nó sẽ có cảm giác cứng và mịn, và có thể dễ dàng di chuyển xung quanh bên trong bầu ngực của bạn. U nang thường không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, một số u nang có thể cần phải được lấy ra.

– U sợi bọc tuyến vú (Fibrocystic)

Một số phụ nữ có bầu ngực lổn ngổn nhiều u xơ những nốt cứng nhỏ trong ngực. U xơ không là ung thư và không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Nguyên nhân của u xơ này vẫn chưa được xác định chắc chắn, có thể do nồng độ hormone (đặc biệt estrogen) thay đổi gây ra.

– U mỡ (Lipomas)

U mỡ là những khối mỡ phát triển chậm, thường mềm và không gây đau. U này không liên quan đến ung thư.

– Máu tụ (Hematomas)

Là tập hợp máu dưới da do chấn thương hoặc phẫu thuật. Nó có thể nhỏ hoặc lớn. Khu vực xung quanh cục u thường đau, và nó cũng có thể đỏ hoặc sưng lên. Nếu máu gần da, da có thể bị đổi màu hoặc bầm tím.

– Ung thư vú

Một tỷ lệ nhỏ khối u ở phụ nữ cho con bú là do ung thư vú. Ung thư vú có thể xuất hiện dưới dạng một cục cứng, không đau, dường như không có đường viền xác định. Nó cũng có thể cảm thấy như thể nó bị dính vào mô vú xung quanh nó, gây khó khăn cho việc di chuyển bên trong bầu ngực.

Những điều mẹ nên làm nếu phát hiện vú bị nổi cục và đau khi cho con bú:

u-trong-bau-nguc
Dùng đệm mát xa chườm ấm Lavie để làm tan cục tắc

– Tiếp tục cho con bú hoặc hút sữa bình thường

– Massage nhẹ nhàng khối u không bóp nắn. Bạn có thể massage bằng tay.

– Và hiện nay, Lavie đã cho ra đời 2 loại máy: một máy chuyên mát xa thông tắc tia sữa và một loại đệm chườm ấm có kèm rung. Với chứng minh thực nghiệm và tài liệu khoa học, việc massage có độ rung giúp lưu thông dòng sữa chảy và nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa cũng như hỗ trợ việc “làm tan” các u sữa.

– Đảm bảo bé đang ngậm đúng khớp. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp con lấy sữa mẹ hiệu quả. Vì vậy sẽ giúp ngăn ngừa và giải quyết tình trạng tắc sữa nổi cục. Bắt đầu mỗi cữ bú bằng cách đặt trẻ nằm trên vú có cục u. Khi bắt đầu bé bú sẽ mạnh hơn, giúp hút hết sữa bị tắc ra ngoài.

– Cho trẻ bú sữa mẹ ở một số tư thế khác nhau để giải phóng sữa từ những vùng khác nhau của bầu ngực. Tư thế mẹ bò giúp hiệu quả lấy sữa ra khỏi bầu ngực đang tắc tia sữa.

– Nếu mẹ đang hút sữa, kiểm tra lại các phụ kiện hút sữa, size phễu… để đảm bảo máy đang hút hiệu quả

– Sử dụng máy hút sữa sau khi cho con bú khi con bú không hiệu quả hoặc mẹ cảm thấy còn căng tức.

– Đắp khăn ẩm và ấm lên khu vực vú bị nổi cục và đau khi cho con bú. Nếu mẹ có đệm mát xa chườm ấm Lavie thì thực sự rất dễ dàng, chỉ cần 3’ bật đệm chườm ấm sẽ có tác dụng chườm để mẹ cảm thấy thoải mái, mẹ có thể kết hợp độ rung để vừa ấm vừa rung thư giãn.

Mẹ Hân, người Việt ở Canada chia sẻ

Mình bị viêm 2 lần cùng 1 chỗ nên mấy cục u tắc sữa đó rất khó tan. Cứ mỗi lần hút sữa thì mình lại lấy máy ra ấn vào những chỗ tắc đó. 2 ngày sau thì mấy cục đó không còn và cảm giác đau cũng ko còn nữa. Mà đó là mình nói về các cục tắc to và đã bị viêm nhiễm nhiều lần à. Chứ còn mấy cục nhỏ nhỏ mát xa 5 phút là hết liền. 

Một số cách khác khi vú bị nổi cục 

vu-bi-noi-cuc
Mát xa khi vú bị nổi cục và đau khi cho con bú

– Kiểm tra đầu ti có mụn trắng, mẹ có thể tham khảo cách lấy mụn ra một cách an toàn: Mụn đầu ti khi cho con bú 

– Tránh mặc quần áo chật và áo ngực chật có thể gây áp lực lên vùng bị ảnh hưởng. Áp lực quá mức lên mô vú mềm có thể dẫn đến viêm vú.

– Tham khảo viên chống tắc tia sữa Now Lecithin để giảm hiện tượng tắc tia sữa

– Nếu vùng vú xung quanh khối u trở nên đỏ và ấm, hoặc nếu bạn bị sốt. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra xem có bị nhiễm trùng không.

– Theo dõi kích thước của vị trí vú bị nổi cục. Một khối u nhỏ đi hoặc biến mất thường không đáng lo ngại. Một khối u phát triển về kích thước cần được kiểm tra.

Trong thời gian cho con bú, mẹ vẫn nên tự khám ngực mình hàng tháng. Và nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.

Có thể bạn quan tâm: Tắc tia sữa, túi nhai ăn dặm