Cách đơn giản khắc phục trẻ đi phân nhầy khi bú sữa mẹ

Hiện tượng trẻ đi phân nhầy khi bú sữa mẹ

Trẻ đi phân nhầy là hiện tượng thường gặp, đặc biệt trong những tuần đầu đời. Nguyên nhân có thể là do bé bú không đủ cân đối giữa sữa đầu và sữa cuối, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện hoặc dị ứng thực phẩm. Đôi khi phân còn có thể lẫn một chút máu, khiến mẹ lo lắng nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên quá hoang mang, vì phần lớn các trường hợp có thể khắc phục dễ dàng bằng những điều chỉnh trong thói quen cho bú.

Nguyên nhân khiến trẻ đi phân nhầy

trẻ đi phân nhầy khi bú sữa mẹ-1
Trẻ đi phân nhầy khi bú sữa mẹ

1. Trẻ bú nhiều sữa đầu

Sữa đầu chứa nhiều nước và lactose. Khi bé bú nhiều sữa đầu nhưng không đủ sữa cuối, làm cho sữa đi qua ruột quá nhanh lactose không được tiêu hóa hoàn toàn, dẫn đến phân nhầy, lỏng và có màu xanh.

2. Dị ứng đạm sữa

Một số bé có thể dị ứng với đạm hoặc thực phẩm khác mẹ ăn vào, khiến đường ruột bị viêm nhẹ và phân lẫn nhầy, thậm chí có thể có máu.

3. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống, dẫn đến hiện tượng phân nhầy.

4. Nhiễm trùng đường ruột

Vi khuẩn đường ruột hoặc virus có thể gây tiêu chảy kèm phân nhầy và bọt, đôi khi có sốt và mệt mỏi.

Phân nhầy, xanh do quá tải lactose

Nguyên nhân phân nhầy, xanh do quá tải lactose

Phân nhầy và màu xanh là dấu hiệu phổ biến của tình trạng quá tải lactose. Nguyên nhân có thể là do sự mất cân bằng giữa lactose có trong sữa mẹ và lượng lactase (enzyme tiêu hóa lactose) trong ruột của trẻ , sự mất cân bằng này khiến lactose không được xử lý hoàn toàn gây ra sự tích tụ và dư thừa lactose. Ngoài ra, Hàm lượng chất béo có vai trò giúp sữa chảy chậm lại khi đi qua đường tiêu hóa tạo điều kiện cho các enzyme phân giải các chất một cách hoàn toàn, nếu bé nhận được nhiều sữa đầu hơn sữa cuối ( sữa có lượng chất béo) sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phân giải của enzyme khiến Lactose không được tiêu hó hoàn toàn.
Lượng lactose dư thừa trong đường ruột không được tiêu hóa sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sử dụng và chuyển hóa thành axitkhí. Điều này dẫn đến các triệu chứng đặc trưng của quá tải lactose:
  • Phân xanh nhầy, đôi khi có bọt khí.
  • xì hơi nhiều và són phân liên tục.
  • Phân có mùi chua và gây hăm đít nhiều do tính axit.
  • Trong trường hợp nặng, bé có thể tăng cân chậm hoặc không tăng cân đúng chuẩn.

Cách xử lý khi bé bị quá tải lactose

1. Trường hợp nhẹ

Nếu bé chỉ thỉnh thoảng đi phân hơi nhầy, hơi xanh nhưng vẫn tăng cân tốt, mẹ có thể điều chỉnh lại thói quen cho con bú mà không cần quá lo lắng. Các biện pháp đơn giản bao gồm:
  • Cho bé bú hết một bên ngực trước khi đổi bên: Điều này giúp bé nhận đủ sữa cuối giàu chất béo, cân bằng với sữa đầu chứa nhiều lactose, làm cho quá trình tiêu hóa latose diễn ra thuận lợi.
  • Tránh bú vặt: Mẹ nên tạo thói quen cho bé bú đủ một cữ dài để bé nhận đủ dưỡng chất thay vì bú ngắt quãng nhiều lần trong ngày. Điều này giúp tăng thêm lượng chất béo trong một cữ bú, làm chậm lại thời gian sữa đi qua ruột – lactose được tiêu hóa đúng cách.
  • Massage ngực để sữa chảy đều, nhanh và hòa trộn sữa đầu – sữa cuối
    • Massage ngực giúp mẹ giảm căng tức, tăng cường lưu thông sữa, và quan trọng hơn là giúp hòa trộn sữa đầu và sữa cuối. Điều này đảm bảo bé nhận được đủ kháng thể từ sữa đầuchất béo từ sữa cuối, giúp bé bú no và phát triển khỏe mạnh. Sử dụng máy massage Lavie là cách tiện lợi để mẹ duy trì dòng sữa ổn định:
      • Sữa chảy đều và nhanh hơn, giúp bé bú hiệu quả hơn và thích thú hơn.
      • Bé bú lâu hơn và dễ no hơn nhờ dòng sữa không bị gián đoạn.
      • Ngăn ngừa tắc tia sữa, giúp mẹ giảm đau nhức và căng tức ngực.
      • Tiện lợi và dễ sử dụng tại nhà, mẹ không cần phải phụ thuộc vào dịch vụ thông tắc sữa bên ngoài.
    • Đặt mua ngay máy massage Lavie tại Milena.vn để chăm sóc ngực tốt nhất và đảm bảo bé yêu luôn nhận đủ dưỡng chất.
Hòa trộn sữa đầu và sữa cuối đầu và sữa cuối bằng máy massage Lavie
  • Không nhất thiết phải vắt bỏ sữa đầu: Chỉ cần điều chỉnh thời gian bú và theo dõi các dấu hiệu phân của bé.

2. Trường hợp nặng

Nếu bé có các dấu hiệu chậm tăng cân hoặc hăm đít nghiêm trọng, mẹ cần chú ý hơn trong việc điều chỉnh cách cho bé bú:
  • Theo dõi cân nặng của bé: Nếu bé không tăng cân đúng chuẩn hoặc tăng rất chậm, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp can thiệp phù hợp.
  • Giữ vệ sinh vùng tã cho bé: Mẹ cần thay tã thường xuyên và sử dụng kem chống hăm để bảo vệ da bé khỏi tình trạng hăm do phân có tính axit.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu tình trạng phân xanh, nhầy kéo dài và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, mẹ cần đưa bé đi khám để được tư vấn chính xác.
Trong trường hợp nghi ngờ quá tải lactose, mẹ có thể đọc thêm bài viết chuyên sâu về vấn đề này:

Phân nhầy, mùi chua có lẫn máu

Nguyên nhân: Dị ứng đạm

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, nên trong một số trường hợp, nó có thể “nhận nhầm” một số thành phần trong sữa mẹ hoặc thức ăn của mẹ là “kẻ thù.” Điều này kích hoạt phản ứng miễn dịch, gây viêm và các thay đổi trong cơ thể trẻ, bao gồm thay đổi về tính chất của phân.
Dị ứng thực phẩm, thường là đạm sữa bò, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ và gây ra các triệu chứng như phân nhầy, mùi chua, lẫn sợi máu và một số biểu hiện khác.

Khi nào cần lo lắng?

Nếu bé vẫn tăng cân tốt, phát triển bình thường và không bị hăm nặng, mẹ có thể tạm yên tâm. Qua thời gian, hệ tiêu hóa của bé có khả năng làm quen với những tác nhân gây dị ứng, và các triệu chứng có thể tự cải thiện.
Tuy nhiên, nếu phân của bé có máu hoặc tỷ lệ sợi máu ngày càng nhiều, xuất hiện thường xuyên hơn, ba mẹ cần đưa bé đi khám ngay để loại trừ các nguyên nhân nhiễm trùng nghiêm trọng.
Kết quả xét nghiệm phân trẻ sơ sinh
Kết quả xét nghiệm phân trẻ sơ sinh

Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng đạm

  • Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ: Nếu bé bú mẹ, mẹ nên thử loại bỏ các sản phẩm từ sữa bò, đậu nành, và các thực phẩm gây dị ứng phổ biến khác để theo dõi phản ứng của bé. Thời gian theo dõi là khoảng 2-4 tuần để thấy rõ sự thay đổi.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Khi thấy các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng như phân có máu nhiều, tiêu chảy kéo dài hoặc bé không tăng cân, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Sử dụng các loại sữa công thức thủy phân: Cân nhắc sử dụng nếu đây là chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp dị ứng đạm và quá tải lactose xảy ra đồng thời:

  • Cả hai tình trạng này có thể xảy ra cùng lúc do niêm mạc ruột của trẻ bị tổn thương. Việc dị ứng có thể làm cho niêm mạc ruột bị viêm, dẫn đến việc giảm khả năng tiết enzyme lactase – enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose. Điều này khiến lactose không được tiêu hóa đúng cách, gây ra tình trạng quá tải lactose.
Trong trường hợp này, trẻ vừa gặp phải các triệu chứng của dị ứng đạm (như phân lẫn máu, tiêu chảy) vừa có dấu hiệu của quá tải lactose (phân lỏng, nhầy, bọt). Cần điều chỉnh chế độ ăn của mẹ và theo dõi bé cẩn thận để tìm ra phương án khắc phục thích hợp.
Nếu mẹ nghi ngờ trẻ gặp tình trạng này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Trong trường hợp nghi ngờ quá tải lactose, mẹ có thể đọc thêm bài viết chuyên sâu về vấn đề này: Quá tải lactose: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục.

Lời kết

trẻ đi phân nhầy khi bú sữa mẹ-3
trẻ đi phân nhầy khi bú sữa mẹ
Việc trẻ đi phân nhầy, thậm chí lẫn máu, có thể khiến mẹ lo lắng, nhưng phần lớn các trường hợp có thể khắc phục được bằng cách điều chỉnh cách cho búchăm sóc ngực đúng cách.
Hãy cùng Milena mang đến cho mẹ và bé một trải nghiệm nuôi con thật nhẹ nhàng và hạnh phúc!