Hướng dẫn cách sử dụng túi ăn dặm hiệu quả - Milena.vn

Hướng dẫn cách sử dụng túi ăn dặm hiệu quả

Bé của bạn bước vào giai đoạn ăn dặm nhưng bạn sợ đồ ăn cứng khiến bé bị hóc, nghẹn trong khi những đồ ăn mềm lại khó cầm nắm? Túi nhai ăn dặm chính là giải pháp tốt nhất để bé có thể thưởng thức được nhiều đồ hơn. Mẹ hãy cùng tìm hiểu kĩ với Milena để biết cách sử dụng túi ăn dặm cho bé nhé. 

Cách sử dụng túi ăn dặm 

Bước 1: Chọn một số loại thực phẩm phù hợp với lứa tuổi của bé

Vì bé bắt đầu ăn dặm vậy nên sự nhạy cảm của hệ thống tiêu hóa bắt buộc cha mẹ phải chọn những loại thực phẩm an toàn, sạch sẽ và không chứa bất kỳ hóa chất độc hại nào.

Các yêu cầu về thực phẩm ăn dặm của trẻ

Túi ăn dặm chỉ thực sự hiệu quả với các loại rau củ, hoa quả mềm và nhiều nước như chuối, xoài, dưa hấu, bơ… Khi ăn, bé thực sự chỉ nuốt phần nước của các loại thức ăn này và những miếng nhỏ có thể chui qua lỗ túi nhai, còn phần xơ thì sẽ bị bỏ lại. Vì vậy, nếu bé ăn thịt, rau ngót, rau muống… qua túi nhai này, thì thực sự bé chỉ nuốt phần nước, bỏ lại phần bã. Trong khi phần bã cũng có rất nhiều dinh dưỡng, nhất là chất xơ trong rau chủ yếu là ở phần bã.  

Xem thêm bài viết: Túi nhai ăn dặm cho bé mấy tháng?

Bước 2: Tiệt trùng túi ăn dặm 

Các mẹ nên tiệt trùng túi nhai ăn dặm khi mới mua về hay trước mỗi lần bắt đầu cho bé sử dụng bằng nước nóng trong vòng 3-5p ( ở 120*C )

Bước 3: Để ráo, mở nắp cho thức ăn vào túi lưới hoặc túi silicone

 

Cho thức ăn, trái cây, rau tươi hoặc đông lạnh vào, và không nên trộn lẫn nhiều loại với nhau. 

Bước 4: Đóng nắp thức ăn lại

Đảm bảo thức ăn không rơi rớt trong khi bé đang nhai

Bước 5: Đưa túi ăn dặm cho bé sử dụng

Hướng dẫn cách sử dụng túi ăn dặm hiệu quả

Cho bé cầm túi nhai trước khi ăn để quan sát rõ trẻ được ăn gì. Mẹ cần để ý và cảm nhận khả năng nhai của bé để điều chỉnh cho phù hợp, nên cho ăn thực phẩm mềm trước rồi mới đến cứng. 

Bước 6: Vệ sinh sau khi sử dụng túi nhai

Khi bé ăn xong, mẹ đổ thức ăn thừa ra và vệ sinh. Túi nhai có nhiều góc cạnh và khó để vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng, vì vậy Milena khuyên mẹ phải vệ sinh NGAY SAU KHI SỬ DỤNG túi ăn dặm và dùng cọ, cọ kĩ trong các ngóc ngách mà thức ăn còn bám lại.

Những lưu ý khi dùng túi nhai ăn dặm

  • Trước tiên các mẹ cần xác định những thực phẩm gì phù hợp với túi nhai ăn dặm. Đó là những loại hoa quả cứng, khó nhai nuốt trực tiếp như táo, lê… Hoa quả dạng viên tròn nhỏ như trái cherry, sơ ri (cần bỏ hạt trước khi cho bé sử dụng)… Thức ăn mềm khó cầm nắm như xoài chín, bơ, phô mai,… Các loại thịt đã nấu chín nhưng bé chưa có khả năng nhai, nuốt như thịt bò, thịt heo… 
  • Sau khi cho bé ăn mẹ nên vệ sinh túi ăn dặm ngay thay vì để lâu mới xử lý. Thức ăn khi chưa kịp đóng bám vào trong bề mặt túi sẽ dễ dàng làm sạch hơn. Mẹ nên rửa kỹ các lỗ bằng bàn chải dưới vòi nước, đảm bảo làm sạch các khe kẽ, tay cầm. 
  • Nếu thấy túi ăn dặm có dấu hiệu bẩn, mốc, có vệt thức ăn khó rửa, tốt nhất mẹ nên đổi cho bé một túi mới để đảm bảo vệ sinh. 
  • Luôn chọn những loại sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng bởi túi lưới hay bao silicon khi bé nhai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bé. Những sản phẩm túi nhai ăn dặm có dấu hiệu bong tróc, rách cần được thay thế ngay để tránh rủi ro trong quá trình sử dụng. 

Tham khảo sản phẩm: Túi Ăn Dặm NatureBond, Màu Sắc Kích Thích Ngon Miệng, Thương Hiệu Hoa Kỳ

  • Túi ăn dặm có thể vô cùng tiện lợi nhưng không thể thay thế được cách ăn trực tiếp thực phẩm do đó mẹ chỉ nên coi đó là phương pháp tạm thời chứ không nên sử dụng quá lâu dài. 

Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng túi ăn dặm cho bé hiệu quả nhất cũng như những lưu ý khi sử dụng sản phẩm này. Mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.