Cốc hứng sữa là một trợ thủ đắc lực không thể thiếu của hầu các mẹ sau sinh cho con bú sữa mẹ. Nhưng cốc hứng sữa phát huy hiệu hiệu quả nhất cao nhất, mẹ cần phải biết dùng cốc hứng sữa đúng cách. Cùng Milena tìm hiểu nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1: Mát xa ngực trước khi sử dụng cốc hứng sữa
Đối với những mẹ nhiều sữa. Sữa đã chảy trước khi sử dụng cốc thì mẹ không cần phải mát xa. Tuy nhiên nếu mẹ chưa xuống sữa, mẹ có thể mát xa để giúp kích thích chảy sữa nhiều hơn.
Giống như sử dụng máy hút sữa bằng tay, mẹ bóp, thả. Bóp thả vài lần để kích thích tuyến sữa, giúp mẹ xuống sữa nhanh hơn. Một cách khác là mẹ có thể mát xa trực tiếp bằng tay. Bắt đầu bằng cách bóp nhẹ nhàng, mát xa ngực và đầu ti để kích thích xuống sữa. Mẹ cũng có thể chườm khăn ấm trước để giúp kích thích xuống sữa.
Tham khảo bài viết: Cốc hứng sữa Naturebond, số 1 tại Anh, Mỹ và Canada
Bước 2: Gắn cốc hứng sữa đúng cách
Việc gắn cốc hứng sữa đúng vị trí cực kỳ quan trọng, nó giúp đảm bảo lực hút của cốc hút sữa. Một số mẹ khi lần đầu sử dụng thường áp thẳng cốc vào ngực. Như vậy cốc sẽ không bám chặt vào ngực mẹ. Khi cốc không khít, sẽ không tạo được lực hút và có thể rơi khi đang sử dụng. Do đó đầu tiên mẹ cần lật ngược vành cốc hứng sữa ra ngoài trước khi áp cốc vào núm ti của mẹ.
Tham khảo sản phẩm: Cốc Hứng Sữa Naturebond 2021, Cải Tiến Mới Đi Kèm Khay Đựng, Chân Đế
Bước 3: Điều chỉnh lực hút cốc hứng sữa phù hợp
Trong quá trình hút sữa phải luôn đảm bảo mẹ không bị đau. Mẹ phải luôn cảm thấy thoải mái khi sử dụng cốc hứng sữa. Do đó mẹ cần phải điều chỉnh cho mình một mực lực hút phù hợp. Ở những loại cốc hứng sữa tốt, sẽ có những mức lực hút để mẹ chọn lựa. Mẹ chỉ cần bóp cốc hứng sữa tại các vị trí tương ứng với lực hút mong muốn. Nếu cảm thấy đau mẹ hãy chọn mức lực hút thấp hơn và bóp cốc nhẹ hơn. Nếu mẹ hứng được nhiều sữa hơn, hãy chọn mức cao hơn và bóp mạnh hơn.
Bước 4: Điều chỉnh vị trí cốc hứng sữa trên ngực
Mẹ cũng có thể thử điều chỉnh lại vị trí của cốc hứng sữa trên ngực để giúp sữa ở các tia sữa ở các vị trí khác có thể chảy ra. Bằng cách di chuyển cốc hứng sữa sang trái hoặc phải hoặc cao hơn một chút hoặc chỉ hơi nghiêng đi một chút. Đồng thời khi đó mẹ có thể thay đổi áp lực chân không tác động lên ngực và điều đó có thể giúp phản xạ xuống sữa nhiều hơn.
Bước 5: Dùng cốc hứng sữa khi đang cho con bú
Bí quyết quan trọng nhất là mẹ cần phải nhớ khi dùng cốc hứng sữa để được nhiều sữa nhất, mẹ nên dùng cốc hứng sữa ở một bên ngực trong khi đang cho con bú ở ngực bên kia. Tại sao việc này lại hiệu quả?
Trong khi mẹ cho con bú, cơ thể mẹ sẽ tiết ra một hóc môn gọi là oxytocin, hay còn được gọi là hóc môn hạnh phúc. Đồng thời sẽ có thêm một loại hóc môn khác cũng được tiết ra là prolactin. Con càng bú nhiều thì cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều các hóc môn này. Khi mẹ cho con bú, hóc môn này sẽ kích thích tuyến sữa của mẹ sản xuất ra nhiều sữa hơn. Chính vì vậy mà khi dùng cốc hứng sữa khi đang cho con bú thì sữa mẹ sẽ chảy ra ở ngực bên kia.
Có mẹ sữa còn có thể bắn thành tia, có mẹ thì sữa chảy thành từng giọt. Nhiều mẹ cũng gặp phải hiện tượng chảy sữa sau sinh khi không cho con bú, đặc biệt là khi con không chịu bú mẹ. Sữa mẹ ứ đọng trong ngực quá nhiều nên cứ thế mà chảy ra, thậm chí còn ướt hết áo của mẹ. Tuy nhiên số lượng các mẹ gặp phải tình trạng chảy sữa khi cho con bú là phổ biến hơn rất nhiều.
Tham khảo bài viết: Vì Sao Nên Mua Cốc Hứng Sữa NatureBond?
Bước 6: Thử các tư thế cho bé bú mẹ khác nhau
Bạn có thể thích một vài tư thế cho con bú nhất định. Nhưng thử những tư thế cho con bú mới có thể giúp cốc hứng sữa làm việc hiệu quả hơn. Một số bé ngọ nguậy rất nhiều trong khi đang bú và mặc dù cốc hứng sữa hút khá chặt, con vẫn có thể đá vào và làm rơi cốc ra khỏi ngực mẹ. Đặc biệt đối với cốc hứng sữa đang đầy và nặng sữa.
Nhưng, đừng vì vậy mà phiền lòng. Việc thay đổi tư thế cho con bú có thể tạo sự khác biệt và giữ cho sữa trong cốc hứng sữa không bị đổ, còn bạn thì được đảm bảo khô ráo!
Nếu mẹ thích tư thế cho con bú kiểu nôi hoặc kiểu chéo, thì rất có thể con sẽ khá gần với cốc hứng sữa khi đang bú. Nếu con chịu nằm im khi đang bú thì tốt rồi. Nhưng nếu con là một em bé hiếu động hay cựa quậy thì phải cẩn thận. Hãy thử những tư thế cho con bú kiểu kẹp nách (kiểu bóng đá) và con sẽ nằm xa hoàn toàn cốc hứng sữa.
Khi con lớn hơn một chút, con có thể thích ngồi đối mặt với mẹ để bú và tư thế này rất thích hợp cho việc dùng cốc hứng sữa (dĩ nhiên trong trường hợp con không quơ tay kéo cốc hứng sữa ra!) Chỉ cần hơi nghiêng cốc hứng sữa một chút về phía bên cạnh cơ thể mẹ để tách con ra xa khỏi cốc hứng sữa.
Xem thêm: 05 tư thế cho con bú các mẹ cần phải thuần thục
Qua những chia sẻ của Milena, Hy vọng mẹ có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức về cách sử dụng cốc hứng sữa một cách hiệu quả nhất.