Đây Có Phải Là Dấu Hiệu Sắp Sinh Không? Bạn mang thai trong những tuần cuối thai kỳ và có tâm trạng lo lắng? Bạn tự hỏi làm thế nào biết mình sắp sinh chưa. Làm thế nào để biết đó là dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ thật). Hay chỉ là dấu hiệu chuyển dạ giả. Khi nào cần phải gọi bác sĩ, khi nào cần phải đến thẳng bệnh viện?
Thật không dễ để có một câu trả lời duy nhất cho mỗi câu hỏi vì điều đó phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Các câu trả lời bên dưới sẽ giải đáp cho các câu hỏi thường gặp về dấu hiệu sắp sinh. Để bạn luôn chuẩn bị tâm lý tốt nhất sẵn sàng đón nhận bé yêu.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Những dấu hiệu đang chuẩn bị chuyển dạ là gì?
Dấu hiệu “tụt bụng”
Nếu đây là lần đầu mang thai, bạn có thể thấy hiện tượng gọi là “tụt bụng” một vài tuần trước khi bắt đầu chuyển dạ. “Tụt bụng” là khi em bé tụt xuống nằm thấp hơn trong khung xương chậu của mẹ.
Tuy nhiên, với trường hợp không phải là con đầu, hiện tượng “tụt bụng” có thể không xảy ra cho đến khi bắt đầu chuyển dạ.
Một tin vui là lúc này mẹ có thể cảm thấy ít áp lực hơn ngay phía dưới lồng ngực. Vì vậy mẹ sẽ dễ thở hơn, giảm bị ợ hơi nóng.
Mẹ có nhiều cơn co thắt Braxton Hicks
Các cơn co thắt Braxton Hicks là các cơn co thắt thưa thớt và thư giãn của cơ tử cung. Loại co thắt này thường có thể xảy ra từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Nhưng mẹ chỉ cảm nhận từ tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3 của thai kỳ. Các mẹ gặp dấu hiệu chuyển dạ giả này. Dân gian hay gọi là “bị gò” thường rất hoang mang và sợ mình sẽ sinh sớm. Một số phụ nữ bị chuột rút giống như khi có kinh nguyệt trong thời gian này.
Cổ tử cung giãn ra
Trong những ngày và tuần trước khi sinh, những thay đổi trong mô liên kết của cổ tử cung làm cho nó mềm ra. Và cuối cùng khi cổ tử cung sẽ bắt đầu mỏng và mở ra nhằm “thông đường” cho bé yêu ra đời.
Nếu trước đó bạn đã sinh con, cổ tử cung có nhiều khả năng giãn một hoặc hai centimet trước khi bắt đầu chuyển dạ. Nhưng nếu sinh con đầu lòng, thậm chí mang thai đến 40 tuần và giãn 1cm vẫn không có gì đảm bảo rằng sắp sinh.
Khi bạn đi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đo lường, theo dõi độ giãn và mỏng của cổ tử cung qua việc thăm khám âm đạo. Trung bình cổ tử cung phải mở 10cm mới được xem là dấu hiệu sắp sinh.
Dịch nhầy ở cổ tử cung thay đổi
Nếu cổ tử cung bắt đầu chảy ra hoặc giãn ra đáng kể, nút nhầy cổ tử cung sẽ chảy ra. Nút nhầy thực chất là một lượng nhỏ chất nhầy dày đặc đã bịt kín ống cổ tử cung trong thai kỳ. Khi dịch nhầy này chảy ra có thể chảy một lúc hoặc chảy ra cùng dịch tiết âm đạo tăng dần lên trong vài ngày.
Chảy máu nhiều
Nếu bạn bị chảy máu nhiều (như giai đoạn ra nhiều kinh), hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
Vỡ ối
Khi túi ối chứa đầy chất lỏng bao quanh em bé bị vỡ, chất lỏng sẽ rò ra từ âm đạo. Và cho dù nó rỉ ra nhiều hay nhỏ giọt, đây là dấu hiệu cần gọi bác sĩ.
Hầu hết phụ nữ bắt đầu có những cơn co thắt đều đặn trước khi vỡ nước ối (tỷ lệ vỡ ối trước chỉ chiếm 8-10%). Nhưng trong một số trường hợp, nước ối bị vỡ trước. Khi điều này xảy ra, thường mẹ sẽ chuyển dạ từ 12-24 giờ.
2. Những dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ là gì?
Các cơn co thắt ngày càng trở nên dữ dội
Khi tử cung co bóp, bụng bạn có cảm giác căng hoặc cứng và bạn có cảm giác bị chuột rút. Khi tử cung giãn ra giữa các cơn co thắt, cảm giác biến ấy mất. Các cơn co thắt dần sẽ mạnh hơn, lâu hơn và thường xuyên hơn vì chúng làm cho cổ tử cung giãn ra.
Các cơn co thắt nhẹ bắt đầu thường cách nhau từ 15–20 phút và kéo dài từ 60 – 90 giây mỗi cơn. Sau đó, các cơn co thắt trở nên thường xuyên hơn cho đến khi chúng cách nhau 5 phút. Khi những cơn co thắt mạnh kéo dài từ 45–60 giây và cách nhau 3–4 phút. Đây chính dấu hiệu chuyển dạ và là lúc bạn cần phải đến bệnh viện ngay.
Đau lưng dưới hoặc chuột rút theo 1 nhịp độ
Một số phụ nữ trải qua cơn đau dữ dội ở phần dưới của lưng giữa hoặc ngay tại các cơn co thắt trong khi chuyển dạ. Đau lưng thường do là đầu của em bé đang tạo áp lực vào phần lưng dưới của bạn.
3. Chuyển dạ thường bắt đầu vào tuần thứ mấy?
Chuyển dạ thường bắt đầu từ tuần 37 đến tuần 42 của thai kỳ.
Nếu bạn có dấu hiệu chuyển dạ trước 37 tuần, bạn có thể sẽ sinh non. Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có những dấu hiệu chuyển dạ.
Những dấu hiệu sắp sinh con rạ trước 1 tuần
– Bụng bầu sa xuống dưới, đi lại khó khăn
– Mẹ ngừng tăng cân hoặc giảm cân
– Tăng số lần tiểu tiện
– Đau lưng, phù chân
– Đau tức bụng nhưng không đều
Những dấu hiệu sắp sinh con so cũng không khác nhiều so với dấu hiệu sinh con rạ
– Tụt bụng, bụng sa xuống dưới
– Vỡ màng ối
– Các cơn co thắt, đau bụng
– Tiết dịch nhầy
– Đau lưng, phù chân
4. Chuẩn bị “ổ sinh” có phải là dấu hiệu đang chuyển dạ hay không?
Chắc chắn là không. Không có bằng chứng cho thấy việc bạn dọn dẹp để sẵn sàng cho “ổ sinh” có nghĩa là bạn sắp sinh. Nhiều bà mẹ cuối thai kỳ thường cảm thấy mong muốn phải dọn dẹp và sắp xếp mọi thứ trong nhà. Để sẵn sàng cho đứa con mới chào đời của mình. Nhưng việc này có thể xảy ra vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trước khi bắt đầu chuyển dạ.
5. Làm thế nào phân biệt được dấu hiệu sắp sinh thật và dấu hiệu sắp sinh giả?
Thoạt đầu, rất khó có thể khó phân biệt. Tần suất, thời gian, cường độ và vị trí của các cơn co thắt có thể giúp bạn biết được bạn đang chuyển dạ thực sự hay đang chỉ là có cơn gò chuyển dạ giả. Cách thay đổi vị trí, đi bộ và nghỉ ngơi của bạn ảnh hưởng như thế nào đến các cơn co thắt sẽ giúp phân biệt rõ ràng hơn. Ngoài ra, nếu bất cứ khi nào có máu chảy trong các cơn co thắt, đó có thể là các cơn co thắt chuyển dạ thực sự.
Bảng dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt giữa các cơn co thắt chuyển dạ giả và thật.
Tìm hiểu thêm bài viết: Bí quyết đơn giản giúp các mẹ Hoa Kỳ nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh
6. Nên làm gì nếu bị vỡ nước ối?
Gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn cần phải làm gì tiếp theo. Chuyển dạ có thể sẽ bắt đầu nếu nó vẫn chưa bắt đầu.
Nếu bạn xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B? Bạn cần đến bệnh viện ngay khi vỡ nước ối để bạn có thể dùng thuốc kháng sinh trước khi sinh.
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đến bệnh viện ngay nếu:
– Bạn đã có biến chứng thai kỳ.
– Nước ối đã bị vỡ.
– Bạn thấy phân su (trông có màu xanh lục hoặc có vệt màu xanh lá cây) trong nước ối.
7. Điều gì xảy ra nếu bị vỡ nước ối nhưng không bị co thắt?
Nếu bạn đã bị vỡ nước ối nhưng không hề có các cơn co thắt trong vòng khoảng 24 giờ (bác sĩ sẽ nói khoảng thời gian cụ thể cho bạn)? Bác sĩ sẽ đề nghị bạn sinh bé (bằng phương pháp thúc sinh hoặc sinh mổ…). Vì lúc này em bé có khả năng bị nhiễm trùng do không có túi ối bảo vệ.
8. Khi nào nên nói với bác sĩ rằng bạn đang chuyển dạ?
Đến cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn rõ ràng về thời điểm khi nào cần phải thông báo cho bác sĩ khi bạn bị co thắt và khi nào bạn nên đến bệnh viện.
Hướng dẫn này sẽ phụ thuộc vào tình huống cụ thể của bạn. Chẳng hạn như bạn có thai kỳ có nguy cơ cao hoặc các biến chứng khác hay không. Đây có phải là con đầu lòng của bạn và bạn sống có cách bệnh viện không.
Nếu việc mang thai của bạn không biến chứng. Bác sĩ có thể sẽ đợi bạn cho đến khi bạn có những cơn co thắt kéo dài khoảng một phút mỗi lần. Và xảy ra cứ năm phút một lần trong khoảng một giờ, trước khi bạn cần đến bệnh viện. (Thời gian co thắt được tính từ lúc bắt đầu một cơn co thắt cho đến khi bắt đầu tiếp một cơn co thắt tiếp theo.)
Nếu bạn không chắc chắn liệu đã đến lúc đi sinh chưa? Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện để kiểm tra.
Một số hiện tượng có thể là dấu hiệu sắp sinh trước 1 mẹ có thể tham khảo.
Tuy nhiên luôn phải nhớ ngày dự sinh và liên hệ với bác sĩ ngay khi thấy cần thiết nhé.
– Tiêu chảy liên tục
– Thai máy thường xuyên
– Xuất hiện dịch nhầy màu đỏ
– Cơn co thắt mạnh, dồn dập
– Vỡ ối
9. Các dấu hiệu cảnh báo khi mang thai là gì?
Gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay nếu:
– Bạn bị vỡ nước ối hoặc bị co thắt trước 37 tuần, bởi vì bạn có thể bị sinh non. Các dấu hiệu khác của sinh non bao gồm chảy máu âm đạo hoặc có đốm máu, chảy dịch âm đạo bất thường, đau bụng, áp lực ở vùng xương chậu hoặc đau thắt lưng.
– Nước ối bị vỡ, hoặc bạn nghi ngờ rằng bạn đang rỉ ra nước ối có màu vàng, nâu hoặc xanh lục. Điều này báo hiệu sự hiện diện của phân su của em bé và đôi khi là dấu hiệu của stress thai nhi. Bạn cần cho bác sĩ biết nếu nước ối có màu giống như máu.
– Bạn cảm thấy em bé ít hoạt động hơn.
– Bạn bị chảy máu âm đạo, đau bụng liên tục và dữ dội, hoặc sốt.
– Bạn có các triệu chứng tiền sản giật, bao gồm sưng bất thường, đau đầu dữ dội hoặc kéo dài, thay đổi thị lực, đau dữ dội hoặc đau ở vùng bụng trên hoặc khó thở.
10. Chuẩn bị đồ đi sinh khi có những dấu hiệu sắp sinh
Biết được các dấu hiệu sắp sinh, mẹ sẽ có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng sinh cho bé và cho mẹ. Cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng các hồ sơ và giấy tờ cần thiết để đi sinh.
Đồ dùng của bé
gồm quần áo, tã lót, khăn bông, khăn giấy, vớ, nón mũ. Bình sữa, sữa hộp dành cho bé sơ sinh.
Đồ dùng của mẹ
quần áo, khăn, vớ chân, bình nước nguội và bình nước sôi. Trên thực tế hiện nay một số các bệnh viện đã chuẩn bị tất cả các đồ dùng của bé và đồ của mẹ rồi. Nên khi chọn bệnh viện để sinh thì mẹ cũng cần tìm hiểu. Nếu mẹ đi sinh nơi bệnh viện có khoa sản đã cung cấp đầy đủ đồ dùng của mẹ và bé thì mẹ không cần phải mang đi.
Giảm đau sau sinh
là một việc mẹ cần chuẩn bị trước khi sinh. Trong quá trình sinh bé, để lấy em bé ra dễ dàng hơn, tầng sinh môn có thể bị rách hoặc bác sĩ phải rạch để lấy em bé ra dễ dàng hơn. Nó có thể khiến cho mẹ bị đau kéo dài.
Download tài liệu Miễn Phí: 7 Cách Giảm Đau Sau Sinh Hiệu Quả Nhất
Giấy tờ và hồ sơ theo dõi giai đoạn mang thai
Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ. Mẹ cần để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh.
Download video Chuẩn bị túi đồ đi sinh của bệnh viện Từ Dũ, để biết rõ cần mua gì và mang theo giấy tờ gì khi đi sanh ở bệnh viện Từ Dũ và các bệnh viện khác.
– Đồ dùng sẵn sàng cho bé bú mẹ trực tiếp: Một điều quan trọng nhất nhưng các mẹ thường hay quên đó là chuẩn bị để cho con bú. Mẹ cần chuẩn bị cho mình đầy đủ kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ. Học các kỹ năng da tiếp da, cảnh chỉnh có khớp ngậm đúng. Mẹ cần khuyến khích chồng mình hoặc người thân sẽ chăm sóc sau sinh học cùng. Đồng thời chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quan trong như máy hút sữa, cốc hứng sữa. Cho con bú sữa mẹ có rất nhiều lợi ích tức thời và lâu dài cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tìm hiểu thêm bài viết: Mẹ Bầu Sài Gòn Chia Sẻ Cách Đủ Sữa Non Ngay Sau Sinh
Mỗi mẹ mang thai đều khác nhau, mỗi lần mang thai sẽ khác nhau. Và không có danh sách nào có thể bao gồm tất cả các dấu hiệu sắp sinh. Nếu bạn không chắc chắn liệu một triệu chứng có nghiêm trọng hay không? Nếu bạn cảm thấy khó chịu và không cảm thấy an tâm? Hãy tin vào bản năng của mình và gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay.
Tâm trạng yên tâm rất cần thiết và quan trọng cho sức khỏe cả mẹ và bé.
Nguồn tham khảo: Baby Center
——————
Kết nối với tác giả
Lena Nguyễn, Tư vấn sữa mẹ