Sản Dịch Sau Sinh Mổ: Sau Mổ Bao Lâu Thì Hết Sản Dịch

Sau sinh, cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi. Một trong số thay đổi thường gặp là sản dịch sau sinh. Dịch sản sau sinh trông gần giống kinh nguyệt, nhưng nó ra kéo dài hơn và thường nhiều hơn. Đặc trưng của dịch sản sau sinh là nó có thể biến đổi và có lẫn tế bào chết, điều này không thấy ở máu kinh nguyệt. Cùng tìm hiểu về những điều mẹ cần biết về sản dịch sau sinh mổ. 

Sản dịch sau sinh có phải là điều bình thường hay không?

Sau sinh, chảy máu âm đạo là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Sự ra máu này chỉ xuất hiện tạm thời và nó có tên khoa học là sản dịch sau sinh.

Sản dịch chứa chất nhầy, tế bào và máu bong ra từ lòng tử cung để làm thay thế lớp niêm mạc tử cung sau mỗi lần sinh.

Cách đẩy sản dịch sau sinh mổ và sinh thường nhanh

Những cách dưới đây có thể giúp sản dịch ra nhiều hơn:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Ra khỏi giường vào buổi sáng.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý
  • Rặn khi tiểu tiện hoặc đại tiện.
  • Yêu thương bản thân, nghỉ ngơi khi có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh sau sinh mổ
  • Cho con bú mẹ sớm nhất và thường xuyên.

hut-sua-non-san-dich-sau-sinh-mo

Việc cho bé bú sớm không chỉ tốt cho con mà còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ. Và cho con bú cũng là cách làm nhanh hết sản dịch sau sinh mổ và sinh thường hiệu quả. Cho con bú sớm sau sinh giúp con nhận được nguồn sữa non của mẹ, thường được gọi là vàng lỏng vô cùng quý giá. Sữa non có lượng kháng thể đậm đặc gấp rất nhiều lần so với sữa mẹ trưởng thành, nó sẽ là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau sinh.

Đối với mẹ sinh thường, hãy cho con bú mẹ sớm nhất có thể trong một giờ đầu tiên sau sinh. Con con nằm lên ngực, da kề da với mẹ. Theo bản năng con sẽ tự tìm ti mẹ, nó sẽ giúp kích thích cơ chế sản xuất sữa của cơ thể mẹ. 

Đối với mẹ sinh mổ cũng cần phải cho con bú sớm nhất có thể. Nhiều mẹ thường nghĩ không có sữa sau sinh mổ, nhưng thực tế sữa đã có sẵn trong cơ thể mẹ từ tam cá nguyệt thứ 3 khi mẹ mang thai. Mẹ sinh mổ hãy cho con bú sớm nhất, cơ thể mẹ sẽ tiết sữa ra dễ hơn và sữa về sớm hơn cho con. 

Sau đó mẹ hãy tiếp tục duy trì cho con bú đều đặn. Việc này sẽ giúp con nhận được nguồn dưỡng chất và kháng thể quý giá từ sữa mẹ. Đồng thời nó cũng giúp mẹ đẩy sản dịch sau sinh nhanh hơn, sạch hơn. 

Những ngày sau sinh, mẹ có thể sử dụng cốc hứng sữa để giúp việc hút sữa non được dễ dàng hơn.

Sai lầm ảnh hưởng đến việc đẩy sản dịch ra ngoài

Nịt bụng quá chặt là nguyên nhân đầu tiên có thể ảnh hưởng đến việc đẩy sản dịch ra ngoài. Nịt bụng quá chặt làm tăng áp lực lên thành bụng, đồng thời làm thay đổi vị trí của cơ quan sinh sản khiến sản dịch không thoát ra ngoài được. 

Nằm gác chéo chân lên nhau cũng là một nguyên nhân thường gặp ảnh hưởng đến việc đẩy sản dịch ra ngoài, có thể gây ra hiện tượng ứ sản dịch ở phụ sản.

san-dich-sau-sinh-mo

Nguyên nhân của dịch sản sau sinh

Dịch sản sau sinh hay sản dịch là kết quả của sự thay thế lớp niêm mạc của tử cung sau sinh. Tử cung tăng sinh lượng máu và mô tế bào để giúp cho thai nhi luôn khỏe mạnh trong lúc mang thai.

Khi mang thai, sự thay đổi hormone làm dày lên lớp niêm mạc tử cung giúp nâng đỡ nhau thai. Sau khi sinh, tử cung co lại và hồi lại về kích thước ban đầu và làm bong lớp mô tăng sinh không cần thiết nữa.

Chảy máu cũng có thể xảy ra trong lúc sinh. Khi sinh thường, sản phụ thường mất xấp xỉ 500ml máu và mất lượng gấp đôi khi sinh mổ. Bất kể sinh thường hay sinh mổ, sản phụ đều trải qua việc tiết sản dịch sau sinh.

Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch? 

Theo trang National Childbirth Trust, sản dịch sau sinh thường ra kéo dài từ 24- 36 ngày, tuy nhiên nó có thể kéo dài khoảng 6 tuần.

Lượng dịch và màu máu biến đổi qua những lần mang thai. Nhưng nó cũng thay đổi trong suốt quá trình tiết sản dịch.

Trong 6 tuần đầu sau sinh, sản dịch có thể thay đổi theo nhiều hướng:

  • Ngày 1: màu máu có thể đỏ hoặc hơi nâu, có thể có lẫn ít cục máu đông và có thể cần thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Từ ngày 2 – 6: cục máu đông có thể nhỏ hơn, lượng dịch ít đi và máu có thể có màu nâu sẫm hoặc đỏ hồng.
  • Từ ngày 7 – 10: lượng dịch ít hơn và màu sắc máu có thể nhạt hơn.
  • Từ ngày 11 – 14: có thể ra một ít máu và máu có thể vẫn còn màu nâu sẫm hoặc đỏ hồng.
  • Từ tuần 3 – 4: sản dịch có thể có màu trắng kem và lượng dịch có thể ra ít hơn hẳn trước.
  • Từ tuần 5 – 6: có thể tiết dịch máu màu nâu sẫm hoặc đỏ hồng hoặc ra sản dịch vàng kem.

Sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?

Phụ nữ sinh mổ thường có sản dịch ít hơn sinh thường. Thông thường sản dịch sẽ hết trong 20 ngày. Tuy nhiên một số trường hợp, sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Mặc dù việc tiết dịch sản sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Nhưng khi lượng dịch ra rất nhiều hoặc sản dịch ra rất ít sau sinh trong vài ngày hoặc kèm theo đau khi tiết dịch thì đây có thể là dấu hiệu của vấn đề cần can thiệp y khoa.

Nhân viên y tế sẽ đánh giá khi sản phụ xuất hiện các triệu chứng:

Cơn co thắt

Cơn co thắt sau sinh là sinh lý thông thường do tử cung co hồi về kích thước ban đầu. Nhưng nếu cơn co thắt dữ dội hoặc đau kéo dài nhiều ngày sau sinh, sản phụ nên thông báo cho bác sĩ biết.

Băng huyết sau sinh

Nếu sản phụ mất nhiều hơn 470ml máu trong 24 giờ đầu sau sinh, bác sĩ có thể nghĩ tới chẩn đoán băng huyết sau sinh.

Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn phải thay băng vệ sinh liên tục hơn một lần/ giờ do tiết sản dịch.

Đặc biệt quan trọng cần chăm sóc y tế nếu việc tiết sản dịch đi kèm với các biểu hiện:

  • Sốt hoặc ớn lạnh.
  • Co cứng ổ bụng.
  • Chóng mặt.
  • Ngất xỉu.
  • Nhịp tim bất thường.
  • Xuất hiện lượng lớn cục máu đông.

Những triệu chứng này có thể chỉ điểm tới băng huyết sau sinh. Đây là vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể cứu chữa khi phát hiện kịp thời.

Bác sĩ cũng có thể mô tả các cách để làm giảm các yếu tố nguy cơ gây băng huyết sau sinh.

Nhiễm trùng

Nếu sản dịch có mùi hôi, điều này có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Nhiễm trùng sau sinh có thể gây viêm nội mạc tử cung, đây là tình trạng lớp niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm.

Để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, cần quan trọng chú ý:

  • Rửa tay thường xuyên trước và sau khi đi vệ sinh và khi thay băng vệ sinh.
  • Để móng tay gọn gàng.
  • Không đeo trang sức trên bàn tay hoặc cổ tay trong suốt thời gian này.
  • Tránh chạm vào vết mổ hoặc băng gạc phủ vết mổ.

Những yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm trùng sau sinh bao gồm:

  • Chuyển dạ kéo dài.
  • Sinh mổ.
  • Thai nhi thải phân su trong sinh.
  • Băng huyết sau sinh.

Sản phụ nên thông báo với bác sĩ khi có bất kỳ lo ngại nào liên quan tới nhiễm trùng.

Đờ tử cung

Đờ tử cung là tình trạng tử cung không co hồi sau khi sinh. Nguyên nhân có thể do sót nhau thai trong buồng tử cung hoặc do cơ thể có vấn đề về giải phẫu hoặc cơ.

Đây có thể là một vấn đề nghiêm trọng và có thể dẫn tới băng huyết sau sinh.

Bế (ứ) sản dịch

Bế sản dịch sau sinh là tình trạng sản dịch bị ứ đọng trong buồng tử cung, không được đẩy ra ngoài.

Sản dịch dễ bị phân hủy và dễ bị vi khuẩn tấn công nên tình trạng ứ sản dịch không được xử trí sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như băng huyết, rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn huyết.

Nguyên nhân gây ứ sản dịch sau sinh có thể do:

  • Tử cung co hồi chậm do mất máu nhiều trong sinh.
  • Sản phụ yếu hoặc suy kiệt.
  • Thai to, đa thai, đa ối.
  • Trương lực cơ tử cung kém do bị căng giãn quá mức.
  • Chuyển dạ kéo dài.
  • Còn sót nhau thai.
  • Mẹ ít vận động sau sinh.
  • Cổ tử cung đóng kín

Một số dấu hiệu nhận biết bế sản dịch sau sinh như:

  • Sản dịch ra rất ít sau sinh vài ngày.
  • Sản dịch kéo dài trên 2 tháng.
  • Sản dịch có mùi hôi.
  • Sốt cao.
  • Đau tức ở vùng bụng dưới.
  • Sờ thấy cứng ở bụng.
  • Khi ấn vào đáy tử cung thì đau nhiều.   

Dấu hiệu bị bế sản dịch sau sinh mổ cũng giống như sinh thường.

san-dich-sau-sinh-mo

Những cách để quản lý sự tiết sản dịch

Sản phụ có thể thường xuyên quản lý sự tiết sản dịch sau sinh tương tự như khi có kinh nguyệt. Sản phụ cần nghỉ ngơi, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, liệt kê những triệu chứng cơ thể của cá nhân.

Nếu cho rằng sản dịch sau sinh có thể có dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể:

  • Yêu cầu hoặc khuyến khích mát-xa để giúp tử cung co hồi.
  • Chỉ định hoặc kê đơn thuốc làm hạn chế lượng máu đổ về tử cung.
  • Kiểm tra nhau thai có bong hết trong khi sinh.

Bác sĩ có thể đưa ra đề xuất can thiệp ngoại khoa thay thế, ví dụ:

  • Đặt bóng Barkri: một thiết bị được đặt vào trong lòng tử cung để kiểm soát và làm giảm sự chảy máu.
  • Nút động mạch tử cung: tạo nút trong lòng động mạch để ngăn chặn tạm thời dòng máu đến nuôi tử cung.
  • Thủ thuật lấy rau thai còn sót trong buồng tử cung sau sinh.
  • Nội soi ổ bụng: để kiểm tra đánh giá tử cung.
  • Đối với tình trạng bế sản dịch, bác sĩ có thể hút dịch tử cung bằng ống hút vô trùng để hút hết sản dịch còn ứ đọng trong buồng tử cung; hoặc nong cổ tử cung nếu cổ tử cung đóng kín sau sinh.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Tổng kết sản dịch sau sinh

Sau khi sinh, máu và lớp mô tăng sinh không cần thiết trong tử cung bong ra. Tử cung thay lớp niêm mạc và co hồi về kích thước thông thường. Quá trình này tạo ra sản dịch, sự tiết dịch này có thể kéo dài khoảng 6 tuần. Lượng dịch và màu sắc của máu biến đổi khác nhau với từng sản phụ và qua những lần mang thai. Nếu lượng dịch ra rất nhiều hoặc rất ít trong những ngày đầu sau sinh, ra sản dịch kéo dài sau 2 tháng hoặc đi kèm với đau hoặc các triệu chứng khác, sản phụ cần được thăm khám và chăm sóc y tế kịp thời.

Sản dịch sau sinh mổ không khác nhiều so với sản dịch sau sinh thường. Sản phụ cần lưu ý các triệu chứng bất thường để có thể điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/postpartum-bleeding#reducing-the-bleeding