NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Về Tình Trạng Tắc Tia Sữa Tái Đi Tái Lại
Tắc tia sữa là một vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ sau sinh gặp phải. Đây là tình trạng khi dòng sữa không thể lưu thông qua các ống dẫn sữa, dẫn đến sưng đau và xuất hiện các cục sữa cứng. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ, khiến mẹ lo lắng và mệt mỏi.
Một thành viên trong cộng đồng Milena, chị Hoài Thu, đã chia sẻ: “Em hay bị tắc nửa ngực dưới, đặc biệt tắc ở chân ngực. Nhiều khi thấy chớm tắc mà massage kiểu gì cũng không hết, cuối cùng sưng vù lên. Ngày nào em cũng tắc hết, muốn trầm cảm quá.” Đây là cảm giác mà nhiều mẹ khác cũng đã trải qua.
Tuy nhiên, với hiểu biết đúng đắn và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua khó khăn này và tiếp tục hành trình nuôi con bằng sữa mẹ một cách thành công.
Nguyên Nhân Gây Ra Tắc Tia Sữa Tái Đi Tái Lại

Hiểu rõ các nguyên nhân sẽ giúp mẹ tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả:
Kỹ thuật cho bé bú không đúng cách:
- Ngậm ti không đúng: Khi bé chỉ ngậm đầu ti mà không bao trọn quầng vú, sữa sẽ không được hút hết, dẫn đến tắc nghẽn. Mẹ cần kiểm tra và điều chỉnh để bé ngậm sâu hơn và bú đều cả hai bên ngực.
- Tư thế bú không phù hợp: Đảm bảo bé bú ở tư thế thoải mái, giúp dòng sữa lưu thông tốt hơn. Thường xuyên thay đổi tư thế bú để đảm bảo sữa được dẫn lưu đều.
- Bé bú lắt nhắt, bú không hiệu quả: Việc bé bú lắt nhắt, bú không hiệu quả khiến lượng sữa sau mỗi cữ không được lấy ra hết tạo ra lượng sữa ứ đọng lại gây ra nguy cơ tắc tia.
Kỹ thuật hút sữa không đúng:
- Lực hút quá mạnh: Bắt đầu với lực hút nhẹ và tăng dần cho đến khi cảm thấy hơi đau, sau đó giảm xuống một mức để tìm lực hút phù hợp nhất. Lực hút quá mạnh có thể gây tổn thương đầu ti và mô ngực, dẫn đến tắc tia sữa nghiêm trọng hơn. Chị Thị Nở chia sẻ kinh nghiệm: “Em hay massage bằng máy Lavie kết hợp hút 3 tiếng một lần, hút xong thì vắt thêm bằng tay cho hết sạch. Một ngày là hết luôn á chị.“
- Phễu hút không đúng kích cỡ: Sử dụng phễu có kích cỡ phù hợp với đầu ti là rất quan trọng. Phễu quá lớn hoặc quá nhỏ đều có thể làm giảm hiệu quả hút sữa, khiến sữa không được dẫn lưu đầy đủ, dẫn đến tình trạng ứ đọng và tắc nghẽn. Hãy thử nhiều kích cỡ phễu khác nhau để tìm ra kích cỡ phù hợp nhất.
- Chất lượng máy hút sữa: Sử dụng máy hút sữa chất lượng cao từ các thương hiệu uy tín giúp đảm bảo lực hút ổn định và hiệu quả, giúp giảm thiểu tình trạng tắc tia sữa.
- Mẹ khó kích thích phản xạ xuông sữa bằng máy hút sữa: Việc hút sữa có hiệu quả hay không dựa vào phản xạ xuông sữa của mẹ có xảy ra tốt không?. Máy hút sữa sẽ không kích thích tốt được các hoocmon tiết sữa ocxytocin như bé bú nên sẽ có lượng sữa ứ đọng trong nang sữa và ống tuyến. Nhiều mẹ khó kích thích phản xạ xuống sữa bằng máy hút sữa vì có đầu ti nhạy cảm, đầu ti thụt…Không vắt tay hỗ trợ sau cữ hút sữa: Như các mẹ đã biết máy hút sữa chỉ mô phỏng động tác mút, nhả của em bé chứ không thể hiệu quả giống như em bé bú. Vì vậy các mẹ hút sữa thường có 1 lượng sữa ứ lại, cần có thêm quy trình vắt tay sau mỗi cữ hút sữa để giúp lấy hết lượng sữa tồn đọng lại trong các đường ống dẫn, làm thông thoáng các đường ống, tuyến dẫn sữa.
Chế độ dinh dưỡng và lối sống:
- Mẹ dùng nhiều thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và đồ ăn nhanh: Những thực phẩm chứa chất béo bão hòa như mỡ động vật, các sản phẩm từ sữa, thức ăn nhanh… có thể làm sữa mẹ trở nên đặc và dễ gây tắc tia sữa. Dấu hiệu là các mẹ sẽ thấy sữa vắt/hút ra có nhiều cặn sữa, bợn sữa, dây sữa bám dính trên thành bình và cặn sữa cũng hay bám dính lên đầu ti ngay vị trí lỗ thoát sữa. Chị Quỳnh Hoa hỏi: “Bạn có hay ăn đồ chiên, béo không? Nó cũng dễ bị tắc.” Hãy tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây, và uống đủ nước.
- Đau và Tổn thương đầu ti:Các tổn thương ở đầu ti sẽ gây khó khăn trong việc cho con bú, hút sữa làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa và duy trì sữa.
- Nứt, phồng rộp đầu ti: đây là những tổn thương gây ra do quá trình cho bú/hút sai cách
- Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm đầu ti: có thể đến từ việc giữ vệ sinh không đúng cách như không thay tấm lót sữa thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn , vi nấm phát triển hoặc vệ sinh quá mức làm mất cân bằng hệ vi sinh nơi núm vú và quầng vú.
- Các vấn đề liên quan đến thần kinh: co mạch đầu ti, tổn thương dây thần kinh
- Các vấn đề liên quan đến da: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc
- Cặn sữa đầu ti là một nguyên nhân thường gặp khác gây tắc tia sữa. Khi sữa không được dẫn lưu đầy đủ hoặc sữa thừa không được vệ sinh kỹ càng sau khi cho bé bú hoặc hút sữa, cặn sữa có thể tích tụ tại đầu ti. Những cặn sữa này có thể tạo thành các nút chặn nhỏ, cản trở dòng sữa và gây ra đau đớn, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và tắc nghẽn nghiêm trọng hơn. Vu Thị Xuân Ngọc chia sẻ kinh nghiệm: “Em cũng bị tắc liên tục, em cũng uống lecithin mà không đỡ, càng về sau càng tắc cặn đầu ti và dễ viêm đau ở những vùng đã từng tắc trước đó.”
Cấu trúc bầu ngực và đầu ti:
- Cấu trúc bầu ngưc: có 1 số mẹ có cấu tạo ống tuyến có hướng phát triển chằng chéo hoặc đi theo đường zigzac chứ không theo đường thẳng nên nguy cơ tắc tia sẽ cao hơn.
- Đầu ti phẳng, thụt: Điều này có thể làm bé khó bắt khớp ngậm hoặc gây khó khăn trong việc hút sữa dễ dẫn đến tắc sữa. Đầu ti thụt vào trong cũng dễ gây tổn thương đầu ti vì cặn sữa dễ đọng lại bên trong khó vệ sinh sạch tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
Căng thẳng và tâm lý mẹ sau sinh:
- Tâm lý ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa: Căng thẳng có thể làm giảm lượng sữa tiết ra, khiến sữa bị ứ đọng và gây tắc nghẽn. Hãy dành thời gian thư giãn và chăm sóc bản thân để duy trì tinh thần lạc quan.
- Mẹ dư sữa quá nhiều so với nhu cầu của bé:
- Mẹ có lượng sữa tiết ra quá nhiều, vượt quá nhu cầu của bé, dễ dẫn đến tình trạng dư thừa sữa trong bầu ngực. Khi lượng sữa không được bú hoặc hút ra hết sau mỗi lần cho bé bú, nó có thể tích tụ và gây tắc nghẽn ở các ống dẫn sữa. Mẹ cần duy trì lịch hút sữa đều đặn hoặc điều chỉnh lượng sữa tiết ra để giảm thiểu nguy cơ tắc tia sữa.
- Mẹ có bệnh lý liên quan đến thiếu máu mạn tính:
- Mẹ bị thiếu máu mãn tính có thể gặp khó khăn trong việc duy trì năng lượng cần thiết cho quá trình sản xuất sữa và dẫn lưu sữa. Thiếu máu làm giảm sự cung cấp oxy và dưỡng chất đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả tuyến sữa, gây ra tình trạng sữa bị ứ đọng và tắc nghẽn.
Quy Trình Giải Quyết Tắc Tia Sữa Tái Đi Tái Lại
Các mẹ có thể áp dụng quy trình sau để giải quyết tình trạng tắc tia sữa tái đi tái lại:

Bước 1: Xem lại kỹ thuật hút sữa và cho bé bú
- Kiểm tra kỹ thuật cho bé bú: Đảm bảo bé ngậm sâu vào quầng vú và bú đúng tư thế. Thay đổi tư thế bú thường xuyên để đảm bảo sữa được dẫn lưu đều.
- Điều chỉnh lực hút: Sử dụng máy hút sữa với lực hút phù hợp. Bắt đầu từ mức thấp và tăng dần cho đến khi cảm thấy hơi đau, sau đó giảm xuống để mẹ cảm thấy thoải mái nhất.
- Chọn phễu hút sữa đúng kích cỡ: Đảm bảo rằng phễu hút sữa vừa vặn với đầu ti của mẹ. Kích cỡ phễu phù hợp sẽ giúp hút sữa hiệu quả hơn và ngăn ngừa tắc tia sữa. Mai Milena nhấn mạnh: “Mẹ bị tắc sữa thường xuyên thì em xem lại đang dùng máy hút sữa nào em ha, em dùng có đúng size phễu không? Cách mình hút sữa thế nào… mình phải xem vì sao tắc sữa, biết nguyên nhân thì mới giải quyết được.”
- Sử dụng máy hút sữa chất lượng: Đầu tư vào một máy hút sữa chất lượng cao từ thương hiệu uy tín sẽ giúp đảm bảo lực hút ổn định và hiệu quả, giúp giảm thiểu tình trạng tắc tia sữa.
- Đối với những mẹ khó kích thích phản xạ xuống sữa bằng máy hút sữa: Các mẹ có thể massage bầu ngực và đầu ti bằng tay hoặc bằng các máy massage ngực chuyên dụng như Lavie. Các mẹ có thể cân nhắc lựa chon cho bé ti mẹ trực tiếp thay vì hút sữa bằng máy.
- Thêm quy trình vắt tay sau mỗi cữ hút sữa: Sau khi kết thúc cữ hút sữa nên vắt tay mỗi bên ngực từ 2-5 phút.
- Điều chỉnh lượng sữa giảm nếu đang quá dư so với nhu cầu bé: Nếu lượng sữa dư quá 500ml/ngày mẹ nên điều chỉnh giảm lại sao cho mức dư chỉ từ 100-200ml/ ngày.
Bước 2: Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, và thay vào đó là chế độ ăn uống giàu rau xanh, trái cây, và uống đủ nước.
- Đối với mẹ thiếu máu mạn tính: Mẹ cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu sắt và các dưỡng chất quan trọng để cải thiện tình trạng thiếu máu, tuân thủ các phương pháp điều trị bổ sung của bác sĩ.
Bước 3: Xử lý cặn sữa đầu ti
- Vệ sinh đầu ti thường xuyên: Sau mỗi lần cho bé bú hoặc hút sữa, mẹ nên vệ sinh đầu ti sạch sẽ để ngăn ngừa cặn sữa tích tụ. Mẹ có thể sử dụng nước ấm để làm mềm cặn sữa, sau đó nhẹ nhàng lau sạch đầu ti bằng khăn mềm. Điều này giúp đảm bảo đầu ti luôn sạch sẽ và dòng sữa chảy ra được thông suốt.
- Sử dụng cốc hứng sữa với muối Epsom: Một phương pháp hiệu quả để xử lý cặn sữa đầu ti là sử dụng cốc hứng sữa kết hợp với muối Epsom. Mẹ có thể pha một ít muối Epsom vào nước ấm, đổ vào cốc hứng sữa, và áp cốc vào ngực sao cho đầu ti ngâm trong dung dịch này. Muối Epsom giúp làm mềm và loại bỏ cặn sữa, đồng thời giúp giảm viêm và đau nhức.
Bước 4: Sử dụng các phương pháp massage đúng cách
- Massage nhẹ nhàng vùng ngực: Bắt đầu từ phần ngoài ngực và di chuyển về phía núm vú để giúp sữa lưu thông tốt hơn.
- Sử dụng máy massage Lavie: Máy massage Lavie với chế độ rung và nhiệt ấm giúp làm mềm các cục sữa và hỗ trợ thông tia sữa hiệu quả. Thị Nở chia sẻ: “Giờ làm z em thấy hết à. Một ngày là hết. Mới chớm bị xử lý liền là nhanh hơn.“

Bước 5: Tăng cường miễn dịch và sử dụng thảo dược hỗ trợ
- Trà thảo mộc: Uống trà bồ công anh hoặc trà đinh lăng để kháng viêm và hỗ trợ thông tia sữa. Vu Thị Xuân Ngọc chia sẻ: “Em dùng trà bồ công anh hằng ngày, pha nhạt nhạt như uống nước ấy, thì 3 tháng nay đỡ hẳn, có bị thì tự ở nhà thông, cũng ít viêm đau hơn.“
- Bổ sung lecithin: Lecithin giúp ngăn ngừa tắc tia sữa bằng cách giảm độ dính của sữa. Mẹ có thể bổ sung lecithin theo chỉ dẫn của chuyên gia.
Bước 6: Giữ vững tinh thần và giảm căng thẳng
- Tạo môi trường thoải mái: Duy trì môi trường sống thoải mái, yên tĩnh để giúp mẹ giảm căng thẳng. Điều này có thể giúp cải thiện quá trình tiết sữa và ngăn ngừa tắc tia sữa.
- Thư giãn tinh thần: Áp dụng các phương pháp như tập thở, thiền, yoga nhẹ nhàng, hoặc nghe nhạc thư giãn để giảm căng thẳng và lo âu. Tinh thần thoải mái sẽ hỗ trợ cơ thể sản xuất đủ oxytocin – hormone cần thiết để kích thích dòng sữa chảy.

- Tham gia cộng đồng mẹ sữa: Tham gia vào các cộng đồng mẹ sữa trực tuyến hoặc offline sẽ giúp mẹ có thêm sự hỗ trợ từ những mẹ khác, chia sẻ kinh nghiệm và nhận được những lời khuyên hữu ích. Điều này cũng giúp mẹ cảm thấy được đồng cảm và giảm bớt căng thẳng, lo âu.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo mẹ có thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ và mệt mỏi có thể làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.
Bước 7: Khi nào cần đến sự hỗ trợ của chuyên gia và bác sĩ
- Khi tình trạng không thuyên giảm: Nếu sau 24-48 giờ tắc tia sữa không cải thiện, mẹ nên tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia sữa mẹ hoặc bác sĩ.
Hướng dẫn theo dõi và ghi chép tình trạng tắc sữa:
- Ghi chép chi tiết: Ghi lại các thời điểm bị tắc, triệu chứng, và phương pháp đã sử dụng để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả.
Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

Phòng ngừa tắc tia sữa tái đi tái lại: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, thư giãn tinh thần, và chăm sóc ngực đúng cách để ngăn ngừa tắc tia sữa. Mẹ hãy kiên trì thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giữ dòng sữa luôn thông suốt.
Những bài học từ kinh nghiệm thực tế:
- Máy massage Lavie và lecithin: Sử dụng máy massage Lavie và bổ sung lecithin, cùng với thay đổi chế độ ăn uống, đã giúp nhiều mẹ giảm thiểu tình trạng tắc tia sữa tái đi tái lại. Điều này chứng tỏ rằng kiên trì và áp dụng đúng phương pháp là chìa khóa để mẹ vượt qua khó khăn.
Tâm lý và cách giữ vững tinh thần:
- Giữ vững tinh thần và kiên nhẫn: Tắc tia sữa là một thách thức, nhưng mẹ hoàn toàn có thể vượt qua nếu duy trì tinh thần lạc quan và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.
Cách duy trì thói quen kiểm tra và chăm sóc ngực:
- Kiểm tra thường xuyên: Duy trì thói quen kiểm tra ngực hàng ngày và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát. Điều này sẽ giúp mẹ nhanh chóng nhận ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào và xử lý kịp thời.
Kết Luận

Tắc tia sữa tái đi tái lại là một vấn đề phổ biến, nhưng hoàn toàn có thể giải quyết nếu mẹ hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng đúng quy trình xử lý. Bằng cách chăm sóc ngực đúng cách, sử dụng máy massage Lavie, bổ sung lecithin, và duy trì tinh thần lạc quan, mẹ sẽ vượt qua được khó khăn này. Hãy kiên trì và đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia khi cần thiết. Bạn luôn có thể tìm thấy sự hỗ trợ và giải pháp hiệu quả để tiếp tục hành trình nuôi con bằng sữa mẹ một cách thành công.
Hỏi & Đáp Về Tắc Tia Sữa Tái Đi Tái Lại
Q1: Làm thế nào để biết mình bị tắc tia sữa hay viêm tuyến sữa?
A: Tắc tia sữa thường đi kèm với các cục cứng trong ngực và cảm giác đau nhẹ. Nếu không xử lý kịp thời, tắc tia sữa có thể dẫn đến viêm tuyến sữa với các triệu chứng như sốt, sưng đỏ và đau nhức dữ dội. Trong trường hợp này, mẹ nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Q2: Mình đã thử nhiều cách nhưng vẫn bị tắc tia sữa. Có giải pháp nào khác không?
A: Nếu bạn đã thử các phương pháp như massage, điều chỉnh lực hút, và bổ sung lecithin nhưng vẫn bị tắc tia sữa, hãy cân nhắc việc tham gia cộng đồng mẹ sữa để chia sẻ và nhận thêm kinh nghiệm từ các mẹ khác. Đôi khi, việc thay đổi thói quen nhỏ hoặc áp dụng một mẹo mới từ các mẹ có kinh nghiệm có thể giúp bạn cải thiện tình trạng.
Q3: Làm sao để ngăn ngừa tắc tia sữa tái phát?
A: Để ngăn ngừa tắc tia sữa tái phát, hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra ngực, và giữ tinh thần thoải mái. Sử dụng máy hút sữa và các sản phẩm hỗ trợ như máy massage Lavie cũng giúp ngăn ngừa tắc tia sữa hiệu quả.