Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

Trước khi bắt đầu hành trình ăn dặm cho con, chắc hẳn ngoài việc lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp thì các mẹ sẽ còn phải băn khoăn rất nhiều về lựa chọn dụng cụ ăn dặm phù hợp với phương pháp ăn dặm mà mình đã chọn. Mình cũng như bao mẹ khác, cũng đã từng rối não không biết lựa chọn dụng cụ như thế nào, rồi là ghế ăn dặm nào phù hợp để với con và hoàn cảnh gia đình mình. Với kinh nghiệm chăm sóc bé đầu, mình xin chia sẻ kinh nghiệm thực tế của bản thân trong việc chọn lựa dụng cụ chế biến ăn dặm và dụng cụ cho bé ăn dặm để giúp các bạn đỡ bỡ ngỡ hơn. Tùy vào phương pháp ăn dặm và mục đích sử dụng thì các mẹ có thể cân nhắc lựa chọn bộ dụng cụ ăn dặm phù hợp nhé. Dưới đây mình có một vài gợi ý về bộ dụng cụ ăn dặm như sau:

Phần 1. Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé

Bộ dụng cụ chế biến cho phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống

  1. Chày và cối: dùng để giã hoặc nghiền nát thực phẩm như thịt, cá,…
  2. Bát trộn: dùng để trộn nhiều loại thực phẩm với nhau sau khi đã test dị ứng cho bé.
  3. Rây lọc: dùng để lọc và loại bỏ bã thực phẩm sau khi đã giã hoặc nghiền nát.
  4. Đĩa mài: dùng để mài nhuyễn các loại thực phẩm như củ quả, trái cây. Đĩa mài được làm từ rất nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng làm từ gốm sứ sẽ dễ mài và cũng dễ vệ sinh hơn các loại khác.
  5. Dụng cụ vắt: dùng để vắt cam, quýt hoặc một số loại quả có múi sẽ được vắt ra dễ dàng mà không sợ lãng phí.
  6. Nồi, cốc nấu cháo: bạn không cần phải trực tiếp nấu mà vẫn có cháo cho bé ăn bằng cách nấu chung với nồi cơm của gia đình.                    Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

Bộ dụng dụng chế biến cho phương pháp ăn dặm BLW (ăn dặm bé chỉ huy)

  1. Dao răng cưa: dùng để cắt rau củ, trái cây cho bé dễ cầm nắm khi mới bắt đầu ăn dặm.

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

2. Nồi hấp/xửng hấp: dùng để hấp rau củ, các loại thịt và một số loại trái cây cứng như lê, táo,…

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

Các dụng cụ ăn dặm khác cần thiết cho tất cả các phương pháp ăn dặm

Ngoài ra dù là phương pháp ăn dặm nào thì các mẹ cũng cần chuẩn bị thêm một số các dụng cụ ăn dặm khác như sau:

  1. Cốc đo lường: rất tiện lợi khi đong gạo và đong nước. Bạn chỉ cần cốc có dung tích 200ml và có vạch chia rõ ràng, dễ sử dụng.

2. Khay, hộp trữ đông: dùng để trữ thức ăn cho bé vì thường bé ăn 1 lượng rất ít và các mẹ lại quá bận rộn thì có thể làm số lượng nhiều khi nào cần chế biến hoặc cho bé ăn thì rã đông sẽ tiết kiệm được thời gian hơn. Loại này có nhiều kích cỡ khác nhau nên bạn có thể lựa chọn phù hợp với tháng tuổi của bé và lượng thức ăn.

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

3. Máy xay: dùng để xay nhuyễn thịt, cá, rau củ,… Mẹ nên chọn máy xay có kích thước vừa phải vì lượng thức ăn của bé không nhiều. Máy xay nên có chi tiết đơn giản để dễ vệ sinh sau mỗi lần sử dụng.

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

4. Nồi nhỏ: do bé ăn với một lượng rất ít nên một cái nồi nhỏ sẽ dễ dàng sử dụng hơn và mình không khuyên dùng loại nồi có chất liệu chống dính.

5. Chảo nhỏ: dùng để chiên, rán thịt, trứng, cá, làm bánh pancake,… Bạn nên chọn loại chảo nhỏ, nhẹ, dễ sử dụng và chỉ dùng để nấu đồ ăn dặm cho bé.

6. Đồng hồ hẹn giờ: giúp mẹ căn chính xác thời gian nấu ăn cho bé. Với những bé mới bắt đầu ăn dặm thì việc thức ăn cần được nấu chín, đúng thời gian là rất quan trọng. Ngoài ra mẹ nên quy định 1 bữa ăn chỉ tối đa 30 phút, khi bé đã lớn con thường dễ mất tập trung hơn trong ăn uống khiến bữa ăn kéo dài lê thê thì mẹ cần áp dụng đồng hồ để giúp con ăn nhanh và tập trung hơn.

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

Phần 2. Bộ dụng cụ ăn dặm cho bé

1. Khay/bát ăn dặm

Đối với các bé ăn dặm truyền thống hoặc ăn dặm kiểu Nhật thì khay/bát được dùng để đựng thức ăn cho bé

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

Đối với những bé ăn BLW đang trong giai đoạn tập xúc thì nên chọn loại có đế silicon để con có điểm tựa mà xúc đồ ăn lên và để tránh con múa máy tay chân mà hất đổ đồ ăn. Các mẹ nhớ chọn khay có các góc bo tròn (tránh xa các loại khay có góc nhọn nhé) để dễ cọ rửa, tránh ứ đọng thức ăn và khay chứa tối đa 3 ngăn thôi vì việc để nhiều thức ăn quá sẽ làm bé khó chọn lựa vì không biết phải ăn món nào.

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

2. Thìa, nĩa ăn dặm

Nếu bạn chọn phương ăn dặm truyền thống hay ăn dặm kiểu Nhật cho bé thì bạn nên chọn thìa có cảm biến nhiệt để giúp bé không bị bỏng hay người lớn không phải thử độ nóng sẽ đỡ lây nhiễm cho bé mầm bệnh, vi khuẩn. Các mẹ nhớ lưu ý thêm là nên chọn thìa có kích thước nhỏ, các viền thìa trơn mịn để không gây xây xước lên miệng bé khi ăn.

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

Còn với các bé ăn BLW, thì tầm 9 tháng trở đi là giai đoạn thích hợp để tập thìa, nĩa khi con đã bóc nhón thành thạo. Đối với phương pháp này, mẹ nên chọn các loại thìa có lòng hình tròn hoặc oval, đường kính 2 – 3cm, có độ sâu để thức ăn giữ được lâu trong thìa thì bé sẽ xúc thức ăn dễ dàng hơn. Cán thìa vừa phải để bé cầm không vướng víu, độ dài tầm 7 – 9cm.

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

3. Yếm ăn dặm cho bé

Vì bé còn nhỏ, chưa thể ăn uống gọn gàng, sạch sẽ nên việc thức ăn bị văng, dây vào quần áo là điều khó tránh khỏi nên mẹ cần chuẩn bị yếm để con ăn được sạch sẽ hơn. Mẹ có thể chọn các loại yếm ăn dặm phù hợp với bé và kinh tế của mình. Yếm vải có giá cả phải chăng nhưng không chống thấm tốt. Yếm nilon thì khắc phục nhược điểm đó, thấm hút tốt nhưng hơi nóng.

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

Bên cạnh đó còn có yếm nhựa silicon khá sạch sẽ, dễ vệ sinh, có độ bền cao nhưng giá không quá đắt so với các loại yếm còn lại nên mẹ có thể cân nhắc sử dụng yếm này cho bé ăn dặm nha. Một số loại yếm có màu sắc dựa trên nghiên cứu nên giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, hào hứng hơn với bữa ăn nữa.

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

4. Cốc tập hút

Trong quá trình bé ăn dặm mẹ nên bổ sung nước đầy đủ và đều đặn để tránh con  bị bón. Ngoài ra khi mẹ đi làm trở lại nếu việc tập ti bình cho con quá khó khăn mẹ có thể nghĩ đến việc sử dụng cốc tập hút này vì có những bé thích uống sữa bằng cốc hơn là bú bình. Do đó, mẹ nên chọn mua cốc tập hút có tay cầm cho trẻ để bé tự uống nước dễ hơn và không bị đổ ra ngoài. Nhắc đến cốc trong ăn dặm, không thể không nhắc đến cốc tập uống ba giai đoạn Richell. Ôi phải nói là thật sự thần thánh luôn các mẹ ạ. Cốc này có nút PUSH nên khi mình ấn vào đó là nước sẽ lên và sau vài lần tập thì con mình biết hút luôn đấy. Và bình dành cho các bạn lớn (đã hút thạo, lực hút khỏe, biết cầm bình) là bình nước Bbox của Úc và để mà nói về cái bình này thì chỉ có 2 từ là: hài lòng. Bình Bbox không rò rỉ nước, mút được ở mọi tư thế (bé cầm kiểu gì cũng mút được), màu sắc đẹp và giá cả hợp lý. Bé hút dễ nên thành ra uống nhiều nước hơn hẳn.

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

5. Báo cũ hoặc tấm nilon lớn cho bé ăn dặm

Vì con đang trong giai đoạn khám phá thức ăn nên không thể ngồi yên và sẽ khiến thức ăn tung tóe ra khắp nền nhà vì thế việc dọn dẹp, vệ sinh sẽ trở nên vất vả hơn. Do đó, khi đặt tấm nilon hoặc tờ báo cũ ở dưới ghế ăn hoặc xung quanh nơi bé ăn sẽ giúp sàn nhà sạch hơn, tiết kiệm thời gian và giải phóng sức lao động cho mẹ hoặc người chăm sóc bé.

Phần 3. Ghế ăn dặm

Phần này mình cũng từng phân vân, suy nghĩ rất nhiều để lựa chọn vì ghế ăn dặm thật sự rất quan trọng và cần thiết cho bé. Ghế ăn giúp con tự lập, tập trung ăn uống và thực hiện nghiêm túc hơn trong quá trình ăn. Từ đó, giúp con hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và tốt cho hệ tiêu hóa của con hơn. Hiện nay theo như mình biết thì có 3 loại ghế phổ biến như sau:

1. Ghế ăn dặm gấp gọn – Booster Seat

Chủ yếu là ghế nhựa, khay ăn có thể tháo rời, ghế có thể xếp gọn lại, chân ghế thấp nên có thể cho bé ngồi dưới đất hoặc cho ghế ăn của bé lên ghế ngồi của người lớn để ngồi trên bàn ăn (có dây đai để cột chặt vào ghế người lớn và dây đai giữ bé)

Ưu điểm:

  • Chất liệu là nhựa nên dễ vệ sinh
  • Dễ dàng gấp gọn để mang đi ra ngoài như đi du lịch, đi sang nhà ông bà, đi chơi, đi cà phê với bạn bè,…
  • Giá thành vừa phải

Nhược điểm: Hơi nhỏ, đối với các bé bụ bẫm thì tầm 3 tuổi trở lên ngồi sẽ bị chật.

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

2. Ghế ăn dặm cao – High Chair

Ghế thường có chất liệu bằng nhựa khung kim loại (hoặc khung nhựa) hoặc bằng gỗ. Chế thường rộng rãi và chắc chắn.  Ghế có độ cao bằng ghế cửa người lớn hoặc cao hơn, một số ghế có thể điều chỉnh được độ cao. Tuy nhiên các ghế này đa số không thể gấp gọn lại được.

Ưu điểm:

  • Ghế chắc chắn và rộng rãi, bé lớn tầm 20kg vẫn ngồi thoải mái.
  • Có khay ăn lớn.

Nhược điểm:

  • Ghế nặng và cồng kềnh nên không thể mang đi ra ngoài được.
  • Khó vệ sinh, chùi rửa.
  • Ghế to và rộng nên nếu mới bắt đầu tập ăn bé sẽ bị lọt thỏm hoặc bị mỏi nếu không được chèn thêm gối.
  • Giá thành cao hơn ghế gấp gọn.

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

3. Ghế ăn dặm ngả ra được

Ghế có thể ngả ra 2 – 3 nấc, có thể có hoặc không có đồ chơi đi kèm, thường sẽ có đệm lưng và chỗ ngồi khác êm ái. Nệm có thể tháo ra hoặc không tháo ra được.

Ưu điểm:

  • Ngoài việc sử dụng để ăn, ghế còn được dùng cho các mục đích khác như ngả ra cho bé nằm ngủ, nằm hoặc ngồi chơi với đồ treo,…. Tuy nhiên bạn cần mua ghế này từ khi bé còn sơ sinh thì mới tận dụng hết được ưu điểm và công dụng của ghế.
  • Ghế khá rộng rãi, ít trơn trượt nên bé có thể ngồi từ nhỏ đến lớn, khay ăn rộng rãi, có thể làm khay ngồi chơi cũng được.

Nhược điểm:

  • Ghế khá nặng và không gấp gọn được
  • Ghế khó khăn khi vệ sinh do có nhiều góc nhỏ. Một số ghế có đệm không thể tháo rời hoặc không thể ngồi khi không có đệm sẽ gặp phiền phức khi sử dụng và vệ sinh.
  • Giá thành tương đối cao.

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Theo Từng Phương Pháp Ăn Dặm

Phần 4. Một số lưu ý khi chọn dụng cụ ăn dặm cho bé

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dụng cụ ăn dặm khác nhau, với chất liệu chủ yếu là sứ, nhựa, inox…nhưng theo kinh nghiệm bản thân mình thì chúng ta nên chọn loại làm bằng chất liệu nhựa không chứa BPA vừa nhẹ, vừa đảm bảo an toàn lại không sợ rơi vỡ. Hoặc mẹ nào yêu cầu cao hơn có thể lựa chọn thêm dụng cụ cách nhiệt inox cũng tốt. Thêm một điều nữa là các mẹ nên lựa chọn dụng cụ có hình thú ngộ nghĩnh để giúp bé thích thú hơn. Mẹ cũng có thể mua dự phòng thêm một chiếc nữa để thay đổi cho bé.

Tất cả dụng cụ chế biến và dụng cụ cho bé ăn các mẹ cần phải phân biệt đựng đồ chín và đồ sống riêng và chỉ dùng để chế biến riêng cho bé, không nên dùng chung với gia đình.

Đối với ghế ăn dặm, nếu mẹ muốn lựa chọn một cách tiết kiệm bạn có thể đăng tin để mua ghế ăn dặm thanh lý tuy nhiên nếu không muốn mạo hiểm bạn có thể thuê ghế để cho bé ngồi thử trước và khi thấy bé ngồi phù hợp với ghế này thì bạn có thể mua một chiếc ghế riêng cho bé. Các mẹ cần lưu ý thêm về cách vệ sinh ghế ăn dặm như là vệ sinh ghế thường xuyên, nhất là khay ăn và chỗ ngồi của bé. Lý do là vì ở giai đoạn đầu tập ăn đối với các bé ăn dặm BLW thì thức ăn sẽ được để trực tiếp lên khay nên bạn cần vệ sinh khay ăn thật sạch. Khi bé ăn xong hãy rửa khay thật sạch và để thật khô trước khi cho bé ăn. Bạn không nên cho bé ăn khay vừa mới rửa xong vì có thể hóa chất trong các chất tẩy rửa vẫn còn chưa bay hết, không có lợi cho sức khỏe của bé. Bạn có thể tráng sơ khay ăn bằng nước sôi trước khi cho bé sử dụng (do có cần lựa chọn ghế ăn có chất liệu nhựa an toàn).

Mỗi loại đều có những ưu điểm riêng, vì vậy mẹ hãy cân nhắc nhu cầu sử dụng cũng như độ phù hợp với bé nhà mình để lựa chọn sản phẩm tốt nhất nhé.

Đây là những chia sẻ của bản thân mình về kinh nghiệm chọn mua dụng cụ ăn dặm phù hợp với bé. Các bạn có thể tham khảo và tích lũy thêm kiến thức để cùng con có những bữa ăn ngon miệng, cho bé một khởi đầu tốt và tạo hứng khởi trong ăn uống. Chúc các bạn thành công!

Nguồn tham khảo sách “Ăn dặm kiểu Nhật” “Nuôi con không phải là cuộc chiến”

—-

Kết nối với tác giả

Nguyễn Võ Ngọc Nhi – Mẹ Tùng Lâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.