12 Cách Để Phục Hồi Nhanh Sau Sinh Mổ

Bạn dự kiến sẽ sinh mổ hay bạn vừa sinh mổ? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ những cách để có thể phục hồi nhanh hơn sau sinh mổ. Giúp mẹ giảm đau, ngăn ngừa biến chứng và cảm thấy tự tin chăm sóc con hơn sau sinh mổ.

1. Uống thuốc giảm đau

Sau sinh mổ, mẹ có thể bị đau khoảng hai tuần, nhưng mỗi ngày mẹ sẽ cảm thấy bớt đau dần. Nếu mẹ đau quá có thể ảnh hưởng đến việc hồi phục, hãy nói với bác sĩ để xin thuốc giảm đau. Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc chống viêm như ibuprofen hoặc acetaminophen và thuốc giảm đau đặc biệt khi mẹ đang cho con bú. 

Mẹ có thể chườm ấm gần vết thương để đỡ cảm giác đau đớn.

2. Uống men vi sinh

Thuốc kháng sinh có thể làm hại đến các vi khuẩn lành mạnh trong ruột. Mẹ có thể nói chuyện với bác sĩ để bổ sung probiotic, giúp khôi phục hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh có thể ngăn ngừa tiêu chảy, cải thiện khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

3. Chăm sóc vết mổ

Chăm sóc vết mổ sau sinh phân bố 1h/ 1 ngày "duyệt bài, thành viên trong group Hội Thanh lý sữa mẹ đăng 1 bài insta" -
Chăm sóc vết mổ sau sinh

Giữ khu vực vết mổ khô ráo. Nếu thấy ấm, đỏ hoặc đau nhiều hơn ở vết mổ, hãy gọi cho bác sĩ vì vết mổ có thể bị nhiễm trùng. Tránh không sử dụng hồ bơi và bồn tắm nước nóng.

Có thể áp dụng các kỹ thuật mát xa giúp giảm đau và giúp cơ bụng hoạt động.

4. Bắt đầu đi bộ

Ngay sau khi bác sĩ cho phép, mẹ nên ra khỏi giường với sự trợ giúp của người thân. Những bước đi bộ đầu tiên sau sinh trong vòng 12 tiếng sẽ có thể rất đau và khó chịu, tuy nhiên việc đi bộ càng sớm sau khi sinh sẽ giúp mẹ lành vết thương càng nhanh cũng như hạn chế việc máu vón cục.

Bắt đầu bằng cách đi bộ ngắn và tăng dần đến tối đa 30 phút sau khi về nhà được vài ngày. Đi bộ sẽ giúp tăng cường lưu thông, giúp giảm nguy cơ đông máu, hỗ trợ chức năng ruột và tăng khả năng chữa lành của cơ thể. Tất cả các quá trình trong cơ thể đều được đẩy nhanh nhờ vận động.

5. Ăn uống đúng cách

Ăn uống đúng cách giúp phục hồi sau sinh mổ nhanh hơn
Ăn uống đúng cách giúp phục hồi sau sinh mổ nhanh hơn

Chế độ dinh dưỡng đúng cách cũng rất quan trọng, giúp hồi phục nhanh hơn. Ưu tiên ăn nhiều các loại thực phẩm chống viêm và có vitamin C, như cải xoăn và bông cải xanh. Vitamin C hỗ trợ sản xuất collagen, một loại protein giúp sửa chữa các mô. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 như các loại hạt, có tác dụng chống viêm.

Hạn chế thịt đỏ do dễ gây viêm. Thay vào đó hãy ăn thịt gà và cá hồi vì chúng chứa các axit amin tạo thành protein tạo mô. Nó giúp quá trình phục hồi sau sinh mổ của mẹ nhanh hơn.

Uống đầy đủ nước, nước không những là thực phẩm thiết yếu tạo sữa mẹ mà còn giúp mẹ tránh việc táo bón. Đặc biệt mẹ sau khi sinh mổ nên tránh tình trạng táo bón.

6. Chống táo bón

Hormone thai kỳ kết hợp với thuốc giảm đau có thể dẫn đến táo bón. Việc rặn cũng sẽ gây áp lực lên vết mổ và gây đau.

Hãy thử đặt chân lên một cái ghế thấp để làm thẳng góc đại trực tràng, thay vì gập bụng để đi dễ dàng hơn.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước. Nếu không cải thiện mẹ có thể sử dụng các loại thuốc làm mềm phân an toàn không ảnh hưởng đến sữa mẹ cũng như sức khỏe mẹ và bé.

7. Cho con bú

Cho con bú giúp mẹ phục hồi sau sinh nhanh hơn
Cho con bú giúp mẹ phục hồi sau sinh nhanh hơn

Mẹ sinh mổ có thể cho bú con như mẹ sinh thường (mình đã cho bé bú ngay trên bàn mổ khi bác sĩ còn đang khâu vết thương lại)

Nếu cho con bú sữa mẹ, điều quan trọng là mẹ cần phải đưa trẻ đến gần mình và ngồi lên ghế thẳng lưng bất cứ khi nào có thể.

Việc nghiêng người về phía trước sẽ hạn chế lượng oxy cơ thể hấp thụ. Điều này không chỉ làm mẹ dễ mệt mỏi hơn mà còn ngăn cản việc luyện tập lại cơ ngang bụng và cơ ức đòn , mô liên kết giữ cơ bụng lại với nhau.

Nếu mẹ không cảm thấy thoải mái khi đặt con lên bụng cho bú, mẹ có thể thử tư thế cho con bú theo kiểu bầu dục, con sẽ không nằm trên bụng mẹ.

Điều đặc biệt khi cho con bú là cơ thể mẹ sẽ tiết ra hóc môn oxytocin, là hóc môn hạnh phúc. Hóc môn này cũng giúp mẹ hồi phục nhanh hơn.

Mẹ nên sử dụng cốc hứng sữa để kích sữa khi đang cho con bú. Nó cũng giúp mẹ kích sữa được ngay khi mẹ đang nằm. Khi đó mẹ có thêm thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi. 

Mẹ vừa cho con bú, vừa hút sữa để có thêm thời gian nghỉ ngơi, hồi phục
Mẹ vừa cho con bú, vừa hút sữa để có thêm thời gian nghỉ ngơi, hồi phục

8. Trân trọng chăm sóc bản thân

Cho đến khi vết thương lành, trân trọng bản thân và chăm sóc bản thân. Mẹ nên để mọi thứ mẹ cần như bỉm, khăn lau, thức ăn vặt… quanh mình để tránh việc di chuyển.

Không nâng bất cứ vật gì nặng hơn bé. Tranh việc leo lên xuống cầu thang.

Khi mẹ ho hay hắt xí cũng nên ôm bụng để giữ vết thương giảm bị tác động.

Nhờ người thân hỗ trợ việc chăm sóc bé.

Mẹ có thể cần đến 8 tuần để có thể quay lại những hoạt động như bình thường nên các mẹ hãy kiên nhẫn nhẹ nhàng với cơ thể chính mình để có thời gian hồi phục.

9. Tránh vận động mạnh

Tránh vận động mạnh sau sinh
Tránh vận động mạnh sau sinh

“Có bảy lớp mô bị xáo trộn, bị cắt hoặc di chuyển trong quá trình sinh mổ. Và cơ thể mẹ cần phục hồi những lớp mộ này.

Tránh tập thể dục quá sớm nhưng vẫn phải thường xuyên đi bộ khi mẹ có thời gian, việc hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh và ngăn ngừa táo bón và hiện tương máu vón cục sau sinh.

Tuy nhiên, bất kỳ tránh chuyển động nào đẩy cơ bụng về phía trước như gập bụng trước khi cơ bụng lành lại.

10. Không quan hệ sớm

Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ sinh mổ có nguy cơ giao hợp đau 18 tháng sau khi sinh cao gấp đôi so với những phụ nữ sinh thường.

Mang thai có thể gây căng các cơ xương chậu và các mô sẹo từ vết mổ có thể làm giảm khả năng vận động của các cơ quan vùng chậu. Nó có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ và đau.

Để tránh bị đau quan hệ tình dục, hãy dành nhiều thời gian cho màn dạo đầu và sử dụng chất bôi trơn.

Sau khi sinh, mẹ nên chờ ít nhất 4 – 6 tuần để cơ thể phục hồi lại cũng như dừng hiện tượng chảy máu ở âm đạo. Việc quan hệ lại sớm có thể gây chảy máu vùng kín, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

11. Nhờ giúp đỡ

Nhờ người thân giúp đỡ để mẹ có thêm thời gian lo cho bản thân
Nhờ người thân giúp đỡ để mẹ có thêm thời gian lo cho bản thân

Mặc dù mẹ cần chăm sóc cho em bé, nhưng mẹ cũng cần nhớ rằng cơ thể mình vừa trải qua một cuộc giải phẩu lớn, vết thương cũng cần thời gian được chữa lành. Các mẹ ngoài việc cho con bú thi hãy cố gắng nghỉ khi con ngủ và nhờ người giúp đỡ như bồng dỗ bé, thay bỉm cho bé, tắm cho bé, làm các việc nhà...

Chỉ tranh thủ một vài phút nghĩ ngơi cũng là cơ hội để cơ thể được dần phục hồi.

12. Tìm sự hỗ trợ về mặt tinh thần

Dù sinh mổ hay sinh thường, sau khi sinh, mẹ có thể sẽ cảm thấy thất vọng hoặc buồn về trải nghiệm sinh nở của mình do hormone thay đổi. Nếu tình trạng mẹ chán nản, buồn bã, thất vọng kéo dài quá 3 tháng và ngày càng tệ hơn, đừng xem thường, mẹ nên gặp bác sĩ tâm lý để ngăn hiện tượng “baby blues” chuyển hướng sang dạng trầm cảm

Đừng một mình chịu đựng, và tự trách mình khi một việc gì đó xảy ra. Mẹ có thể tìm một nhóm các mẹ để nói chuyện và chia sẻ về cảm xúc của mình. Mẹ hãy nhớ: Khi mẹ ưu tiên cho bản thân mình, mẹ cũng sẽ làm một người mẹ tốt hơn.

Những bài thiền ngắn hướng vào hơi thở đơn giản cũng sẽ giúp hồi phục tinh thần hơn rất nhiều sau sinh mổ.

Mẹ có thể thực hành thiền Anapana 10 phút theo hướng dẫn TẠI ĐÂY.

12 cách đơn giản nhưng sẽ rất hiệu quả giúp mẹ phục hồi sau sinh mổ. 

Mẹ nên gọi bác sĩ khi gặp những trường hợp sau:

  • đỏ, sưng hoặc chảy mủ từ vết mổ
  • đau xung quanh vết mổ
  • sốt hơn 38 ° C
  • tiết dịch có mùi hôi từ âm đạo
  • chảy máu âm đạo nhiều
  • đỏ hoặc sưng ở chân
  • khó thở
  • đau ngực

Tài liệu tham khảo: Improve recovery after a C-section