Cho con bú sữa mẹ là món quà lớn nhất mẹ dành cho trẻ sơ sinh. Nhưng đôi khi vì một vài lý do vô tình mà mẹ bị mất sữa sớm. Cùng tìm hiểu 4 nguyên nhân mất sữa phổ biến mà mẹ bầu cần tránh.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Bé Bị Vàng Da
Bé bị vàng da là hiện tượng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nó tưởng chừng như không có liên quan gì đến việc mẹ bị mất sữa. Nhưng nó lại là một trong những nguyên nhân mất, ít sữa sữa phổ biến sau sinh.
Khi bị vàng da, trẻ có thể sẽ được chiếu đèn. Nếu may mắn, trẻ có thể được ở phòng cùng mẹ. Nhưng một số trường hợp trẻ sẽ cần phải tách mẹ ra nằm phòng riêng.
Xa mẹ cũng làm mất đi cơ hội con bú mẹ trực tiếp. Mẹ xa con, cộng thêm với việc lo lắng về sức khoẻ của con, mẹ cũng quên luôn việc kích sữa cho con. Đây cũng chính là nguyên nhân mẹ bị ít sữa, mất sữa dần đi.
Cơ thể mẹ sản xuất theo cơ chế cung cầu, khi sữa mẹ được lấy ra càng nhiều, cơ thể mẹ sẽ sản xuất càng nhiều. Ngược lại khi sữa mẹ không được lấy ra, cơ thể mẹ sẽ sản xuất sữa ít dần.
Con bị vàng da, mẹ không cho con bú được, sữa không được lấy ra sẽ làm sữa mẹ ít dần.
Các trường hợp khác trẻ phải cách ly mẹ cũng là nguyên nhân mất sữa sớm.
Giải pháp cho trường hợp này là mẹ cần vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa để vắt sữa non ra cho con. Mẹ sẽ dùng sữa non vắt được thay vì dùng sữa công thức để cho con bú. Sữa mẹ với nhiều kháng thể, dưỡng chất sẽ giúp trẻ mau hết vàng da hơn.
Đọc thêm:
3 Cách Vắt Sữa Non Của Mẹ Hiệu Quả Nhất
3 Biện Pháp Ngăn Ngừa Vàng Da Sơ Sinh Sớm
Nếu bé vẫn được ở cùng phòng, mẹ hãy cho con bú trực tiếp. Việc cho con bú vừa giúp con hấp thụ sữa non, vừa giúp con được da kề da với mẹ sẽ giúp con mau phục hồi hơn.
2. Không Cho Trẻ Bú Đêm
Mẹ sau sinh thường sẽ rất mệt mỏi, nên nhu cầu được ngủ ngon giấc của mẹ sau sinh hoàn toàn là hợp lý. Một số phương pháp chăm sóc bé khuyến khích cho con ngủ xuyên đêm sớm. Lý do có thể mà muốn con tự lập sớm, tránh bị bám mẹ và mẹ có giấc ngủ ngon hơn.
Nhưng vấn đề ở đây là không nên cho con ngủ xuyên đêm quá sớm. Bởi vì những ngày đầu sau sinh trẻ rất cần được ti mẹ vào ban đêm. Nguyên nhân đầu tiên vì sau sinh trẻ vẫn cần cảm nhận được sự an toàn vào ban đêm. Cho con bú mẹ sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình cảm của mẹ và cảm thấy an toàn.
Nguyên nhân thứ hai là sau sinh, cơ thể mẹ cần thời gian làm quen với con để có thể sản xuất sữa phù hợp với nhu cầu của con. Cữ cho con bú đêm là một cữ rất quan trọng để giúp cơ thể mẹ hiểu hơn nhu cầu của con. Nếu một đêm dài mẹ không cho con bú, cơ thể mẹ sẽ hiểu nhu cầu của con không nhiều, nên sẽ giảm việc sản xuất sữa. Việc này vô tình đã làm mẹ ít sữa dần và có thể mất sữa sớm.
Do đó, mẹ không nên cho con ngủ xuyên đêm sớm, tối thiểu là 1 tháng đầu sau sinh. Nguyên tắc ở đây là mẹ hãy cho con bú theo nhu cầu. Khi con đói, con sẽ đòi bú mẹ. Khi con có những dấu hiệu đói sớm, mẹ hãy cho con bú ngay.
Đặc biệt là những ngày đầu sau sinh, nếu con ngủ quá lâu, mẹ còn phải đánh thức con dậy để bú mẹ. Sau khi sinh, mẹ mệt và con cũng mệt. Chính vì vậy nhiều trẻ có thể ngủ quá lâu. Việc của mẹ là phải đánh thức con dậy mỗi 2-3 giờ để cho con bú, đảm bảo con bú đủ.
3. Cho Con Bú Sữa Công Thức Khi Chưa Thật Sự Cần Thiết
Khi đi sinh, rất nhiều gia đình chuẩn bị sẵn cả sữa công thức. Lý do là phòng hờ khi con đói. Nhưng một khi đã mang theo sữa công thức thì hầu như nhà nào cũng sẽ cho con bú sữa công thức. Mọi người chỉ nghĩ là con đói thì cho nó bú thôi. Nhưng hệ lụy đằng sau lại vô cùng lớn.
Trẻ mới chào đời có da dày rất nhỏ. Ngày đầu chỉ bằng 1 viên bi, tương đương với 5-7ml sữa, khoảng 1-2 muỗng cà phê sữa non. Nhưng ngay khi nghe con khóc, cả nhà sẽ pha ngay cho con một bình sữa công thức, tối thiểu cũng khoảng 20-30ml. Dạ dày của con nhỏ như vậy mà lại phải uống một lượng sữa quá lớn sẽ dễ làm con bị sặc sữa. Hơn nữa nó làm dạ dày của con bị giãn ra.
Cộng thêm sữa công thức lâu tiêu hoá hơn so với sữa mẹ. Nên khi cho trẻ bú sữa công thức rồi, đến cữ bú mẹ, trẻ vẫn còn no sẽ không chịu bú mẹ. Mà trẻ không bú mẹ thì sữa mẹ lại có thể gây ra ít sữa, mất sữa sớm.
Cách mẹ có thể làm ở đây là hãy chỉ cho con bú sữa công thức khi thực sự cần thiết. Một điều nữa là mẹ phải hiểu dấu hiệu đói sớm của con. Phải cho con bú mẹ ngay khi con có các dấu hiệu đói sớm. Khi con đã khó lên thì thường là đã quá muộn. Lúc đó con sẽ không thể nào ti mẹ được.
Xem thêm: 5 Dấu Hiệu Trẻ Đòi Bú Sớm: Nắm Rõ Chẳng Lo Con Khóc
4. Thiếu Tự Tin Việc Mình Đủ Sữa, Stress
Đây cũng là một khuyên nhân rất đáng tiếc làm mẹ bị ít sữa, mất sữa non. Và nó thường gặp hơn ở các mẹ sinh bé lần đầu. Các mẹ thường lo lắng mình không có đủ sữa cho con. Và chính lo lắng đó đã làm cho mẹ không đủ sữa cho con thật. Cơ thể mẹ chỉ có thể sản xuất được sữa mẹ khi mẹ thoải mái và tự tin vào bản thân. Khi mẹ cảm thấy stress hoặc thiếu tự tin sẽ làm ức chế các hóc môn sản xuất sữa.
Giải pháp ở đây mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức khoa học về nuôi con bằng sữa mẹ ngay khi con đang mang thai. Khi đó mẹ sẽ hiểu cơ thể mẹ sản xuất sữa như thế nào và làm thế nào để mẹ có đủ sữa cho con. Mẹ sẽ loại bỏ đi hoàn toàn những suy nghĩ thiếu tự tin về khả năng làm mẹ của mình.
Để chắc chắn hơn, mẹ hãy rủ thêm chồng hoặc người thân đi học cùng. Khi đó, sau sinh chồng cũng sẽ là người động viên vợ khi thực hành cho con bú.
Tốt hơn nữa, mẹ hãy phòng hờ cho mình số điện thoại của một tư vấn sữa mẹ uy tín. Đôi khi cho con bú mẹ sẽ gặp phải một số khó khăn. Với sự trợ giúp của người có chuyên môn, mẹ sẽ dễ dàng vượt qua hơn rất nhiều.
Mẹ có thể liên hệ các chuyên gia sữa mẹ tại Tp.HCM;