Cương Sữa Sinh Lý Sau Sinh: 3 Bước Xử Lý Nhanh

1. Cương sữa sinh lý sau sinh là gì?

YouTube video

Căng sữa sau sinh hay còn gọi là cương sữa sinh lý. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường mà đa số các mẹ gặp phải vào khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau sinh. 

Triệu chứng cương sữa sinh lý sau sinh

Mỗi mẹ sẽ có các triệu chứng căng sữa sau sinh khác nhau. Tuy nhiên mẹ sẽ thường cảm thấy các triệu chứng sau:

  • Ngực cương cứng khó chịu
  • Sưng tấy
  • Ấm khi chạm vào
  • Đau nhức 
  • Nổi nhiều cục lổm ngổm trong cả 2 bầu ngực, có trường hợp sưng kéo dài lên trên gần nách.
  • Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được, ngực căng nhưng sữa không ra

Mẹ có thể nhận thấy các mạch máu dưới da vú do việc tăng lưu lượng máu cũng như độ căng của da ở bầu ngực.

Một số mẹ có thể căng sữa bị sốt nhẹ và mệt mỏi trong những ngày đầu tiết sữa.  

cuong-sua-sinh-ly-sau-sinh-1
                                                         Cương sữa sinh lý sau sinh hầu hết các mẹ gặp phải

Có nên cho con bú khi bị cương sữa sinh lý 

Cho con bú đúng cách chính là cách giúp mẹ giảm cương sữa sinh lý 1 cách nhanh nhất. Nếu mẹ bị sốt mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Tuy nhiên mẹ vẫn nên để ý nhiệt độ cơ thể và mẹ cần cho bác sĩ biết để kiểm tra vì sốt có thể do viêm nhiễm.

Căng tức sữa sau sinh kéo dài bao lâu

Thường thì hiện tượng cương sữa sinh lý sau sinh sẽ hết trong khoảng từ 24 – 48h. Nhưng nếu mẹ xử lý không đúng cách, bóp nắn quá nhiều ở ngực sẽ gây tổn thương, sữa ứ đọng quá nhiều không thoát ra được có thể làm cho mẹ bị tắc tia sữa. Thậm chí có mẹ bị chuyển qua áp xe khi chưa đầy một tháng sau sinh.

Nhiều mẹ còn nói: Mẹ không sợ đau đẻ mà mẹ chỉ sợ đau do cương sữa sinh lý sữa sau sinh

2. Nguyên nhân cương sữa sinh lý sau sinh

Tại sao sữa lại về nhiều

Khi nhau thai được cắt ra, hormone progesterone (duy trì thai) giảm nhanh và hormone prolactin (hormone tạo sữa) tăng dần lên. Khoảng từ 30-40 giờ sau sinh, hormone prolactin sẽ tăng cao nhất làm khởi phát quá trình sản xuất sữa ồ ạt.

Sau khoảng 50 – 72 giờ sau sinh, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy căng tức ngực. Khi đó ngực bắt đầu căng khó chịu và các mẹ hay nói thời điểm này là “sữa về”. Khi này, các ống dẫn sữa không đổi và do sữa về nhiều làm các nang sữa phình to lên. Sữa không thoát ra được sẽ gây ứ sữa trong các nang sữa. Đây chính là nguyên nhân làm cho ngực căng tức sau khi sinh.

Nguyên nhân cương tức sữa sau sinh

Đồng thời vào thời điểm đó xung quanh các tuyến sữa có nhiều mao mạch và hệ bạch huyết. Máu lúc này cũng dồn về bầu ngực nhiều hơn nên gây ra phù nề, đè ép lên các nang sữa. Khi sữa bắt đầu về nhiều nhưng không thoát ra được làm cho thành của các tế bào biểu mô và các mô liên kết xung quanh đó bị viêm, phù nề làm cho đau. 

Hơn nữa mẹ mới sinh cũng bị đau vết mổ, đau vết thương ở tầng sinh môn nên cũng khó khăn trong việc cho con bú,… Và do đau và nhiều khi bị stress sẽ làm cho mẹ bị ức chế phản xạ xuống sữa làm sữa không thoát ra tốt.

Một số mẹ cũng hay gọi là “tắc sữa sau sinh mổ” hay “mới sinh bị tắc tia sữa” nhưng thực chất nó cũng chỉ là “cương sữa sinh lý sau sinh

Xem thêm: Dấu hiệu tắc sữa & 6 cấp bậc tắc sữa

3. Cách phòng cương sữa sinh lý sau sinh

cương sữa sinh lý sau sinh
                                                    Cho con bú sớm là cách để phòng cương sữa sinh lý sau sinh

Như đã nói, căng tức sữa sau sinh là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nó xảy ra vào những ngày đầu sau khi sinh, nên hầu hết các mẹ đều sẽ trải qua. Nhưng nếu mẹ không cho con bú sớm ngay sau sinh trong 1, 2 ngày đầu. Mẹ không cho con bú tích cực, sữa non sẽ bị ứ đọng lại, không thoát ra được. Và đến ngày thứ 3 khi sữa bắt đầu về nhiều hơn sẽ cản trở việc thoát sữa gây ra tình trạng ứ đọng sữa và phù nề ngực.

Có rất nhiều mẹ vì thấy ngực mềm không thay đổi gì sau sinh nên nghĩ là “sữa chưa về”. Vì vậy trong những ngày đầu mẹ gần như là không cho con bú. Mẹ đợi sữa về nhưng khi sữa về thì ngực mẹ căng cứng, quầng vú cũng sưng đau. Khi đó mẹ muốn cho con bú cũng rất khó khăn.

Sẽ khó hơn nếu 2 ngày đầu con đã được làm quen với núm ti bình. Khi mẹ bắt đầu cho con bú thì ngực mẹ căng, núm ti thụt vào và con quen với ti bình có khớp ngậm nông nên con khó mà ngậm bắt vú được tốt. Khi con không bú được chỉ ngậm được đầu ti thì lại càng làm cho mẹ bị đau và mẹ lại không cho con bú. Sữa không thoát ra được lại càng làm cho hiện tượng cương tức sữa sau sinh nghiêm trọng hơn.

Hiện tượng cương sữa sinh lý sau sinh nặng hơn vì sao?

Một số yếu tố sau có thể làm tình trang căng sữa sinh lý nặng hơn mẹ cần lưu ý:

  1. Mẹ không cho con bú trong những ngày đầu hoặc cho bú nhưng không tích cực, bỏ lỡ các cữ bú của con.
  2. Mẹ cho con bú không đúng tư thế, sai khớp ngậm nên con không rút sữa ra được tốt.
  3. Mẹ mới sinh còn đau nên người nhà thương mẹ, cho mẹ nghỉ dưỡng sức, ngủ ban đêm và cho con bú bình ban đêm. Tuy nhiên buổi tối lại là thời điểm hormone prolactin tiết ra nhiều nhất nên qua sáng hôm sau khi mẹ ngủ dậy là ngực căng cứng. Sau sinh cho con bú ban đêm là rất quan trọng.
  4. Mẹ chườm nóng, làm cho việc cương sữa nặng hơn

4. Cách phòng ngực căng tức sữa sau sinh

Các bước căn bản phòng cương sữa sinh lý

– Cho bé bú sớm ngay sau khi sinh và cho con bú thường xuyên, từ 8-12 lần trong vòng 24h. Trong 2 ngày đầu sau sinh ngực mẹ mềm và sữa non còn ít nên rất thích hợp để mẹ và bé tập bú. Mẹ cho con bú sớm con sẽ bú tốt hơn. Đến ngày thứ 3, thứ 4 khi sữa về nhiều, ngực mẹ có căng hơn tuy nhiên con đã quen với ti mẹ và con vẫn có thể bú được tốt. 

– Mẹ hãy theo dõi những dấu hiệu đói sớm của con và cho con bú theo nhu cầu. Mẹ đừng bỏ lỡ các cữ bú của con, nhất là vào ban đêm. Bé mới sinh ra thường hay ngủ rất nhiều. Khi đó mẹ hãy đánh thức con dậy và cho con bú 2-3h/lần. Nếu ban đêm mẹ có thể cho con ngủ dài hơn nhưng đừng để cho con ngủ lâu quá hơn 4h.

– Những ngày đầu sau sinh, không nên giới hạn thời gian cho con bú. Con có thể bú thậm chí đến gần 1h cũng là bình thường. Cho con bú hết ở 1 bên ngực. Sau đó cho con bú tiếp ở bên còn lại để đảm bảo con bú đủ sữa. Nếu trong khi bú, con có ngủ quên hay nhả ti mẹ ra thì mẹ hãy đổi qua bên kia và tiếp tục cho con bú. Nếu con từ chối không bú thì mẹ hãy vắt sữa bằng tay ở bên ngực còn lại. Luôn cho con bú xen kẽ hai ngực sau các cữ bú.

Trường hợp con chưa bú tốt hoặc cách ly mẹ con

  • Mẹ hãy vắt sữa non của mẹ thường xuyên 3h/lần để đảm bảo sữa được thoát ra khỏi ngực mẹ và để duy trì tốt nguồn sữa. Cách đơn giản nhất là vắt sữa non bằng tay.
  • Nếu mẹ không biết cách vắt sữa bằng tay và bị đau thì các mẹ có thể dùng Cốc Hút Sữa. Cốc hút sữa, cũng có tên khác là cốc hứng sữa silicone. Cốc hút sữa hỗ trợ các mẹ cực kỳ hiệu quả trong giai đoạn này. Cốc tuy có thiết kế đơn giản nhưng lại tạo được lực hút chân không tự nhiên. Nhờ loại lực hút đặc biệt này, cốc sẽ kéo tia sữa của mẹ ra dễ dàng. Và cốc hoàn toàn không hoạt động kiểu bóp nhả bóp nhả như máy hút sữa thông thường.
  • Do đó những ngày đầu sau sinh mẹ dùng cốc hút sữa sẽ giúp mẹ hút sữa non ra dễ dàng hơn. Mẹ cũng có thể dùng cốc hứng sữa song song khi cho con bú. Khi mẹ cho con bú trực tiếp thì “phản xạ xuống sữa” ra tốt hơn là khi dùng máy. Do đó mà nhiều mẹ dùng cốc hứng sữa hút ra được nhiều sữa hơn so với dùng máy hút sữa.
  • Bác sĩ sữa mẹ Anh Thy khuyên dùng cốc hứng sữa Naturebond để phòng và xử lý cương sữa sinh lý sau sinh

YouTube video

Tìm hiểu thêm: Cốc hứng sữa tốt nhất để phòng và chữa cương sữa sinh lý sau sinh

5. 4 bước xử lý cương sữa sinh lý sau sinh

Áp dụng các cách làm thông tia sữa cho mẹ mới sinh sau: 

Trước khi cho con bú

Mẹ hãy chườm ấm khoảng từ 3-5 phút. Nhiệt độ được khuyến cáo là khoảng 37 – 40 độ C để giúp sữa chảy ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên mẹ không nên chườm lâu. Vì chườm lâu sẽ làm dịch bạch huyết và máu tràn về, làm cho ngực sưng và đau hơn.

Massage vú nhẹ nhàng từ thành ngực hướng về phía núm ti trước khi cho con bú.

Nếu khó khăn trong việc massage và chườm ấm bằng tay, mẹ có thể thay thế bằng Đệm massage chườm ấm cho con bú . Đây là giải pháp dễ dàng hơn cho các mẹ căng sữa sau sinh. Nó là sự kết hợp đồng thời 2 giải pháp massage + chườm ấm, là cách làm hết căng sữa hiệu quả. Tìm hiểu thêm trên SHOPEE.

YouTube video

Nếu bé gặp khó khăn trong việc ngậm chốt ti. Mẹ có thể vắt bằng tay 1 ít sữa ra trước để giúp mềm nhũ hoa và con ngậm vú được tốt hơn. Hoặc sử dụng cốc hứng sữa để hút sữa non như hướng dẫn bên trên của bác sĩ sữa mẹ Anh Thy.

Nếu ngực mẹ sưng tấy, cương tức và quá đau để cho bé bú

  • Lúc này mẹ có thể bỏ qua các bước trên, đặc biệt là phải thay việc chườm ấm mà thay bằng chườm lạnh. Mẹ có thể cho vài viên đá lạnh vào thau nước và lấy 4-6 cái khăn sữa nhúng nước lạnh đắp lên bầu ngực. Nên dùng nhiều khăn để giúp giữ nhiệt lâu hơn. Hoặc có thể dùng tã sạch của bé cho vào nước lạnh, sau đó đắp lên 2 bầu ngực.
  • Trên thị trường hiện nay cũng có các loại gel giúp làm giảm đau ngực, mẹ có thể sử dụng sẽ tiện dụng hơn. Thời gian chườm lạnh khoảng 5-10 phút. Chườm lạnh sẽ giúp ngực mẹ đỡ sưng tấy. Khi ngực mẹ đỡ sưng, mẹ cảm thấy dễ chịu hơn cũng như sữa sẽ dễ dàng chảy ra để cho bé bú.
  • Nếu ngực mẹ quá căng làm đầu ti mẹ dần như biến mất. Mẹ dùng 3 ngón tay nhấn nhẹ xung quanh đầu ti và nhũ hoa. Sau đó nhẹ nhàng đấy nhẹ các ngón tay ra xa đầu ti. Điều này sẽ giúp đầu ti nhô ra hơn và bé sẽ có thể ngậm bú mẹ.

Sau khi cho con bú

Chườm lạnh 10-20 phút cho cả hai bên ngực. Mẹ chia vùng ngực ra mỗi vùng đắp khoảng 5 phút. Giữa 2 cữ bú hay vắt sữa, mẹ hãy chườm lạnh để giúp giảm đau, giảm sưng.

Mẹ nên chườm lạnh sau mỗi cữ cho bé bú (hoặc vắt) trong vòng 24h – 48h kể từ khi có hiện tượng cương tức sữa. Mỗi ngày khoảng từ 7-8 lần.

 Lưu ý: Không chườm cục đá lạnh lên trực tiếp ngực và không chườm lên đầu ti.

Cách phòng và căng sữa sau sinh tốt nhất

Sau sinh, nhiều mẹ cơ thể mệt mỏi, nên việc cho con bú và massage có thể gặp khó khăn. Để phòng ngừa cương sữa sinh lý, mẹ có thể tham khảo bộ đôi cốc hứng sữa Naturebond và máy massage thông tắc tia sữa Lavie.

Với máy massage Lavie, mẹ có thể dùng trước khi cho con bú, giúp ngực mềm hơn, sữa chảy ra tốt hơn, khi đó con sẽ dễ bú mẹ hơn. 

Nếu bé không bú mẹ tốt, mẹ sẽ dùng cốc hứng sữa để nhẹ nhàng hút sữa non ra. Lưu ý những ngày đầu sau sinh dùng máy hút sữa sẽ không hiệu quả.

YouTube video

Không chỉ những ngày đầu sau sinh, bộ đôi này còn giúp mẹ nhàn hạ hơn rất nhiều trên suốt hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Máy massage thông tia sữa & kích sữa Lavie, với 5 chế độ massage sẽ giúp mẹ: 

  • Phòng tắc tia sữa
  • Giảm căng sữa nhanh chóng 
  • Giúp con dễ bú
  • Là cách kích sữa hiệu quả cho mẹ

Cốc hứng sữa Naturebond sẽ giúp mẹ:

  • Hút ở mọi tư thế ngay cả khi nằm
  • Không cần phụ kiện lỉnh kỉnh như máy hút sữa
  • Không cần nguồn điện, không pin sạc, giảm căng sữa nhanh mọi lúc mọi nơi
  • Tự động, rảnh tay, không cần áo hút sữa
  • Căng sữa mà hút không ra

Một số lưu ý về cương tức sữa sau sinh

Hiện tượng cương sữa sinh lý sẽ giảm dần trong vòng 24 – 48h. Tuy nhiên nếu 48h mẹ không thấy bớt căng tức sữa mà ngực càng lúc càng đau khó chịu. Khi đó mẹ hãy đi bác sĩ khám ngay để kiểm tra xử lý kịp thời.

– Nếu đau quá mẹ có thể nhờ bác sĩ cho dùng thuốc giảm đau như ibuprofen. Thuốc này giúp giảm sưng, giảm đau và an toàn đối với mẹ cho con bú. Mẹ đừng chịu đau vì mẹ càng chịu đau sẽ càng ức chế phản xạ xuống sữa và sữa sẽ khó ra hơn.