Sữa Non Của Mẹ – Siêu Thực Phẩm Hoàn Hảo Cho Trẻ Sơ Sinh

Sữa Non Của Mẹ Là Gì?

Có-nên-nặn-sữa-non-khi-mang-thai-Hình-ảnh-sữa-non-và-sữa-cho-con-bú-Milena
Sữa non của mẹ sau sinh

Sữa non là loại sữa mẹ được sản xuất sớm nhất, bắt đầu từ giữa thai kỳ (12-18 tuần). Và sữa non liên tục được sản xuất trong vài ngày đầu sau khi sinh em bé. Sữa non đặc, dính, sệt và thường có màu vàng, trong hoặc trắng, đôi khi nó cũng có thể có màu khác. Trong vòng vài phút sau khi trẻ chào đời, có thể bắt đầu cho con bú mẹ.  Bất kể mẹ sinh mổ hay sinh thường, da tiếp da và cho con bú ngay sau sinh đều có thể thực hiện. Sự tiếp xúc mẹ con có tác động tinh thần giúp người mẹ mau xuống sữa.

Thành Phần Của Sữa Non Của Mẹ

Sữa non của mẹ - Lợi ích của sữa mẹ
Sữa non của mẹ – Lợi ích của sữa mẹ

Sữa non có thành phần là các yếu tố miễn dịch, protein, đường và chất béo. Và quan trọng nhất là sữa non của mẹ “chứa mọi thứ mà trẻ sơ sinh cần” để chuyển sang cuộc sống mới ở bên ngoài cơ thể mẹ.

Sữa non còn cung cấp 1 lượng lớn thành phần kháng thể tự nhiên. Đặc biệt các thành phần chất kháng thể IgG, IgA, IgF,,…làm tăng hệ miễn dịch của trẻ cũng như bảo vệ đường tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh. Giúp trẻ tăng cường thể lực, phát triển khỏe mạnh.

Sữa non chứa ít lactose, chất béo (có 2g/100ml) và các vitamin tan trong nước hơn sữa bình thường. Nhưng nó lại chứa nhiều protein và các vitamin tan trong chất béo hơn, bao gồm vitamin A (cao gấp 2 lần sữa trưởng thành), vitamin E và vitamin K.

Ngoài ra, một số chất khoáng như sắt, kẽm và các dưỡng chất vi lượng cần thiết cho trẻ sơ sinh đều có nồng độ cao trong sữa non.

Khi Nào Sữa Non Của Mẹ Về?

Một hiểu lầm tai hại là mẹ không có sữa sau sinh. Nhưng thực tế sữa non của mẹ đã luôn sẵn sàng từ khi mẹ mang thai và đang chờ đợi em bé chào đời. 

Cho con bú trong giờ đầu sau sinh sẽ tạo ra một lượng lớn sữa non để bảo vệ và giúp trẻ sơ sinh no bụng. Đồng thời kích hoạt các hóc môn, giúp cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất sữa nhiều hơn. 

Nếu vì lý do nào đó mà bé không thể bú mẹ trực tiếp trong những giờ đầu, hãy vắt sữa non bằng tay để có thể cho bé bú. Vắt sữa non bằng tay thường tiết ra nhiều sữa hơn so với sử dụng máy hút sữa trong những giờ đầu sau sinh.

Việc kết hợp cho con bú và dùng cốc hút sữa để giúp mẹ hút sữa non hiệu quả ngay khi con đang bú.

Sữa Non Của Mẹ Bao Nhiêu Thì Đủ?

Lượng sữa non của mẹ hoàn hảo với kích thước dạ dày trẻ sơ sinh
Lượng sữa non của mẹ hoàn hảo với kích thước dạ dày trẻ sơ sinh

Mặc dù nó lượng sữa non của mẹ ngày đầu rất ít. Nhưng nó đúng nghĩa là một “siêu thực phẩm” cho trẻ sơ sinh!

Bình thường trẻ sơ sinh cần 1-4 thìa sữa non của mẹ mỗi ngày. Dạ dày của trẻ sơ sinh lúc mới sinh ra có thể chỉ bằng một viên bi. Vì vậy, một bữa bú no nê đối với con vào thời điểm này có thể là rất nhỏ đối với mắt nhìn của người lớn! Ngày đầu sau sinh, nhu cầu của trẻ khoảng 1 muỗng cà phê sữa mỗi cữ bú. Tuy nhiên lượng sữa này hoàn toàn đủ cho nhu cầu của trẻ. Và trẻ sẽ học cách ngậm ti mẹ và nuốt sữa dễ dàng hơn với lượng sữa nhỏ này. Và kích thước dạ dày của bé sẽ tăng lên mỗi ngày.

Lượng sữa non cơ thể mẹ sản xuất ra một lượng vừa phải, hoàn toàn đủ cho nhu cầu của con. Hãy đảm bảo cho trẻ sơ sinh bú mẹ thường xuyên nhất theo nhu cầu của con để giúp cơ thể mẹ sản xuất sữa nhiều hơn mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu của con. Việc nhận biết các dấu hiệu đói sớm và có khớp ngậm đúng, tư thế bú đúng là 2 vịêc quan trọng nhất mẹ cần thực hành tốt sau khi sinh.

Sữa Non Của Mẹ Có Lợi Ích Gì Đối Với Trẻ Sơ Sinh

Sữa non của mẹ mang nhiều lợi ích đặc biệt cho trẻ sơ sinh
Sữa non của mẹ mang nhiều lợi ích đặc biệt cho trẻ sơ sinh

– Giúp bé xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Sữa non của mẹ chứa kháng thể và tế bào bạch cầu. Bạch cầu, một loại tế bào trắng với khối lượng lớn giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh, vi rút và vi khuẩn. Sữa non có các loại kháng thể immunoglobulin IgA, igD, IgE, IgG, và IgM. Cung cấp cho trẻ sơ sinh khả năng miễn dịch khỏi các mầm bệnh từ môi trường xung quanh. Sữa non có tác dụng như kháng sinh nhưng không có tác dụng phụ. Nó có thể được coi là một loại vắc xin tự nhiên tuyệt đối an toàn.

– Tạo một lớp phủ vững chắc lên dạ dày và ruột của em bé. Ngăn cản những vi trùng này không thể hấp thụ vào hệ thống tiêu hoá của trẻ, ngăn vi trùng gây bệnh. Giúp chuẩn bị trẻ một cuộc sống khỏe mạnh.

– Sữa non cũng tiêu diệt các vi sinh vật có hại và bảo vệ trẻ khỏi tình trạng viêm nhiễm. 

Nó cũng hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng và sẽ giúp loại bỏ hệ thống phân su (phân đầu tiên tối màu – thường có màu đen) của trẻ sơ sinh đã tích tụ khi bé còn trong bụng mẹ.

– Việc đào thải phân su sớm giúp loại bỏ bilirubin dư thừa giúp ngăn ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh. Và loại bỏ các chất cặn bã có hại. Tìm hiểu thêm bài viết: Sự liên quan giữa cho con bú và bệnh vàng da.

Ngoải ra sữa non của mẹ còn…

– Cung cấp cho não, mắt và tim của trẻ sơ sinh hỗn hợp các chất dinh dưỡng cần thiết và phù hợp để phát triển.

– Chứa hàm lượng cao các chất protein, muối, chất béo và vitamin để có dinh dưỡng hoàn chỉnh.

– Cung cấp các chất dinh dưỡng mà dạ dày của trẻ có thể dễ dàng tiêu hóa. Đó là thức ăn hoàn hảo cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời.

– Giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp ở trẻ sơ sinh.

– Ở trẻ sinh đủ tháng khỏe mạnh, sữa non giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp. 

– Sữa non của mẹ thức ăn đầu tiên quan trọng nhất đối với tất cả trẻ sơ sinh. Và đặc biệt quan trọng đối với các trẻ sinh non. Trẻ sinh non được bú sữa non của mẹ giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ hơn đáng kể so với các trẻ không được bú sữa non.

Khi Nào Cơ Thể Mẹ Ngưng Sản Xuất Sữa Non

Sữa chuyển tiếp hình thành sau giai đoạn sữa non của mẹ
Sữa chuyển tiếp hình thành sau giai đoạn sữa non của mẹ

Cơ thể mẹ sẽ sản xuất sữa non hoàn toàn trong khoảng 2-4 ngày sau khi sinh. Sau đó, đến ngày thứ 4, sẽ dần được thay thế bởi “sữa chuyển tiếp”. Đây là sự kết hợp giữa sữa non và sữa trưởng thành hơn. Sữa non sẽ vẫn còn trong sữa trong vài tuần đầu tiên.

Vào thời điểm cơ thể mẹ sản xuất sữa chuyển tiếp, dạ dày của trẻ sơ sinh cũng đã bắt đầu căng ra và có thể tích lớn hơn. Bây giờ trẻ sơ sinh có thể hút bú nhiều sữa hơn trong mỗi cữ bú.

Nguồn tham khảo: Colostrum – The Superfood For Your Newborn