Chào các ba mẹ có con từ 0 – 12 tháng tuổi. Hôm nay tôi lại tiếp tục chia sẻ với mọi người cách đọc sách cho trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi. Do mỗi tháng tuổi trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau, nên cách đọc sách cho trẻ sơ sinh cần phải thay đổi một chút.
NỘI DUNG CHÍNH
Cách đọc sách cho trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi
Khi trẻ bắt đầu chào đời đến khi trẻ được 3 tuổi, trẻ sẽ thay đổi rất nhanh. Trẻ đang thay đổi để thích ứng việc chuyển từ môi trường trong bụng mẹ sang môi trường bên ngoài. Đọc sách giúp con cơ hội để phát triển thị giác. Do đó những cuốn sách có màu sắc tương phản như màu đỏ, màu đen và trắng sẽ giúp kích thích thị giác của trẻ ở lứa tuổi này.
Hãy ngồi lên một chiếc ghế dựa vào đọc sách cho con nghe mỗi ngày từ 1 – 2 cuốn sách khi con thức. Trẻ sơ sinh chỉ có thể nhìn xa khoảng 20 – 38cm, chỉ đủ xa để nhìn rõ khuôn mặt của người đang bế bé. Hãy ngồi sao cho con có thể nhìn thấy các bức tranh trong sách. Và khuôn mặt của ba mẹ cũng là điều thú vị nhất đối với bé ở độ tuổi này. Vì vậy hãy nhớ dành nhiều thời gian để ba mẹ và bé có thể ngắm nhìn nhau.
Lúc sinh con đầu, may mắn nhà tôi có nhiều bạn, nên họ tặng khá nhiều sách. Chính vì vậy mà con trai tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều sách, nhiều thể loại khác nhau ngay từ nhỏ.
Lưu ý:
Không cần phải mua quá nhiều sách, vì trẻ ở độ tuổi này thích sự lặp lại.
Cách đọc sách cho trẻ sơ sinh từ 4 – 6 tháng tuổi
Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh sẽ tỉnh táo hơn và ngó nghiêng thế giới xung quanh nhiều hơn. Trẻ sẽ tương tác nhiều hơn so với trẻ mới sinh. Và sẽ quen thuộc hơn với các hoạt động hàng ngày lặp đi lặp lại. Khi bé vượt qua mốc 5 tháng tuổi, bé sẽ giỏi hơn trong việc phát hiện ra những món đồ rất nhỏ và sẽ bắt đầu phân biệt được sự khác biệt giữa các loại phấn màu.
Việc đọc sách sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong hoạt động hàng ngày của con. Và trẻ sẽ thích xem những màu sắc sống động và các bức tranh sáng màu. Ở giai đoạn này, ba mẹ có thể cho con xem những cuốn sách bìa cứng với 1-2 câu mỗi trang.
Con sẽ dễ bị cuốn hút bởi những cái con thấy và sẽ khám phá thế giới xung quanh bằng cách chạm vào các đồ vật và cho vào miệng. Và con cũng rất thích gặm sách. Hãy cho con chơi với những quyển sách bìa cứng loại tốt. Có thể là những cuốn sách kích thích giác quan bìa cứng bền với những chất liệu khác nhau. Ví dụ các sách có gắn thêm lông của các con vật, da,… Thú vị hơn là những cuốn sách có kết hợp với nhạc. Mỗi một trang sách tương ứng với 1 hình ảnh và một bài nhạc khác nhau. Các loại sách này giúp trẻ sử dụng đa giác quan, rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Đọc thêm: Sách Dành Cho Trẻ Từ 0 Đến 6 Tháng Tuổi Hay Nhất
Cách đọc sách cho trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ sẽ hoạt bát hơn và sẽ hứng thú hơn khi đọc sách cùng ba mẹ. Đến 8 tháng, thị giác của bé đã đủ tốt để nhận biết mọi người và các đồ vật trong phòng. Vào khoảng 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tập tự đứng lên. Đây là giai đoạn phù hợp để đọc cho con những cuốn sách tranh dạy về những con vật, các màu sắc và những thứ khác. Trẻ cũng thích nhìn những khuôn mặt. Vì vậy ba mẹ có thể chọn đọc cho con những cuốn sách tranh có hình em bé.
Giai đoạn 7 – 9 tháng này, trẻ có thể chưa ngồi được lâu. Vì vậy hãy đọc sách cho trẻ thành những buổi ngắn trong ngày.
Cách đọc sách cho trẻ từ 10 – 12 tháng
Con đã sắp dần đến thôi nôi của mình rồi. Con sẽ càng hứng thú hơn với những gì ba mẹ đọc. Con có thể giống như những con sâu di chuyển khắp nhà. Khi được 10 tháng tuổi, con cũng đã có thể cầm nắm đồ vật bằng ngón cái và ngón trỏ. Đến mười hai tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ biết bò và cố gắng đi.
Nhưng ba mẹ vẫn có thể cho con đọc cùng được bởi vì khả năng tập trung của trẻ đã tăng lên. Đây là độ tuổi ba mẹ có thể đan xen vào một vài cuốn sách về chữ cái hoặc một số câu chuyện dài có nhiều chữ hơn.
Bản thân tôi, tôi vẫn thích đọc những cuốn sách hơn độ tuổi của con. Vì vậy tôi thường sẽ đọc bất kỳ một cuốn sách nào cho con khi con hơn 3 tháng tuổi. Miễn sao đừng quá nhiều sữa và đảm bảo sách có màu sắc, hình thật đẹp là được. Khi đó tôi có thể hoá thân thành một người kể chuyện “tài ba”, mà không phải lo khán giả ném cà chua vào mình. 🙂
————
Kết nối với tác giả: Nguyễn Ngọc Ưng – Học Làm Cha